22 quy luật bất biến trong Marketing sau đây sẽ giúp doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh đúng đắn. Hiểu được 22 quy luật này và thực hiện đúng, bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề phát triển của doanh nghiệp.
Tiên phong là điều quan trọng mở màn cho sự thành công của doanh nghiệp trong số 22 quy luật bất biến trong marketing. Trở thành người dẫn đầu sẽ hiệu quả hơn trở thành người giỏi nhất. Vấn đề cốt lõi trong Marketing là tạo ra những sản phẩm đi đầu về chất lượng và thẩm mỹ. Lựa chọn xuất hiện đúng thời điểm và ý tưởng rất dễ thành công. Khi đó, việc đi vào tâm trí khách hàng sẽ dễ hơn so với việc thuyết phục khách hàng là sản phẩm, dịch vụ của bạn tốt hơn người đi trước. Nếu muốn đưa thương hiệu đầu tiên của một chủng loại sản phẩm hoàn toàn mới ra thị trường, bạn phải chọn cho mình một cái tên thương hiệu dễ nhớ và dễ phổ biến. Khi đã trở thành phổ biến, nhiều cạnh tranh khốc liệt về quan niệm, suy nghĩ, không phải là một cuộc chiến về chất lượng. Bạn hãy chọn kỹ một sản phẩm tốt nhất để làm tiên phong Nếu không thể tiên phong nhanh, bạn hãy bình tĩnh và kiên trì. Chúng ta có thể lấy ví dụ về sự tiên phong trong marketing đối với hai dòng máy tính đang hot trên thị trường hiện nay: Sau khi IBM thành công vang dội trong thị trường máy tính, bảy công ty khác đổ xô vào lĩnh vực này nhưng không thể cạnh tranh nổi. Tuy nhiên, DEC cho ra đời máy tính mini và đã dẫn đầu lĩnh vực máy tính này. Dell bước chân vào lĩnh vực này là công ty đầu tiên bán máy tính qua điện thoại và đã có chỗ đứng vững chắc. Điều này trái ngược hoàn toàn với tư duy marketing truyền thống là lối đi của thương hiệu. Nhưng lúc này bạn nên tạm quên về thương hiệu mà hãy nghĩ đến sản phẩm. Đặc biệt là sản phẩm mới chứ không phải là sản phẩm có chất lượng tốt hơn.
Quy luật tiên phong trong 22 quy luật bất biến trong marketing.
Hãy ở vị trí đầu tiên trong trí nhớ hơn là ở vị trí đầu tiên của thị trường. Đây là điều cần lưu ý của 22 quy luật bất biến trong marketing. Việc xuất hiện sớm nhất trên thị trường chỉ quan trọng nếu điều đó cho phép thương hiệu của bạn được mọi người nhớ đến trước tiên. Quy luật này phát sinh từ quy luật nhận thức. Bạn cần giành được chỗ đứng trong tâm trí của khách hàng trước khi giành chỗ đứng trên thị trường. Bởi khi tâm trí đã định hình thì khả năng thay đổi tâm trí vô cùng khó khăn, thậm chí hầu như không thể. Khó khăn của Apple trong việc giành chỗ đứng trong tâm trí của khách hàng được giải quyết một phần nhờ cái tên giản dị, dễ nhớ, dễ đi sâu vào tâm trí khách hàng. Mặt khác, các đối thủ của Apple lại có các tên phức tạp, khó nhớ. Đầu tiên, có năm hãng máy tính cá nhân cùng lao vào một lúc: Apple II, Commodore Pet, IMSAI 8080, MITS Altair 8800 và Radio Shack TRS-80. Bạn hãy tự hỏi cái tên nào đơn giản và dễ nhớ nhất?
22 quy luật bất biến trong marketing có quy luật ghi nhớ.
Marketing không phải là cuộc chiến về sản phẩm mà là cuộc chiến về nhận thức. Nhiều sai lầm trong marketing xuất phát từ ảo tưởng rằng chúng ta đang tranh đua về chất lượng sản phẩm, nhưng không phải. Khách hàng Nhật nhận thức về xe gắn máy hiệu Honda là chất lượng chứ không phải là xe hơi hiệu Honda. Trái lại, nhận thức của khách hàng Mỹ là chất lượng xe hơi hiệu Honda rất đáng tin cậy chứ không phải chất lượng. Khách hàng cũng thường đưa ra những quyết định mua hàng dựa theo nhận thức theo đa số. Cho nên, việc thay đổi nhận thức của khách hàng là một vấn đề. Việc nghiên cứu cơ chế hình thành nhận thức của khách hàng là việc quan trọng trong chiến dịch marketing. Quy luật này cần ghi nhận hơn cả trong 22 quy luật bất biến trong marketing.
Quy luật nhận thức rất quan trọng của 22 quy luật bất biến trong marketing.
Đây là quy luật quan trọng trong 22 quy luật bất biến trong Marketing. Ở quy luật này, bạn nên thu hẹp diện tập trung của khách hàng vào một điểm, một từ hay một cụm từ duy nhất. Nhưng cần đảm bảo cô đọng, súc tích mà mô tả được lợi ích của sản phẩm mang đến cho khách hàng.
Doanh nghiệp nào cũng muốn mình là số 1, là duy nhất. Nhưng oái ăm thay, thị trường luôn có vô số các doanh nghiệp và cuộc cạnh tranh chưa bao giờ có hồi kết. Vì thế, muốn gây được ấn tượng mạnh với khách hàng, bạn cần tạo nên những sản phẩm có giá trị và độc đáo hơn đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn như Volvo đã gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng với thuộc tính “safety”. Các công ty khác như Mercedes-Benz và GM cũng nỗ lực tổ chức những chiến dịch marketing nhấn mạnh tiêu chí “safety” nhưng không thành công.
Phải làm sao để là vị trí số 01 trong lòng khách hàng?
Đó là nội dung của quy luật độc quyền trong 2 quy luật bất biến trong marketing.
Tất cả các sản phẩm đều “không được sinh ra bình đẳng”.Mỗi sản phẩm khách hàng lại có nhu cầu và suy nghĩ khác nhau. Bạn cần nắm rõ nhu cầu của khách hàng để có chiến lược marketing phù hợp. Như vậy mới thu hút được sự quan tâm của họ đối với thương hiệu của bạn. Để rõ hơn về nhu cầu của khách hàng, bạn có thể tham khảo thêm bài viết Tháp nhu cầu Maslow trong marketing.
Quy luật nấc thang có trong 22 quy luật bất biến trong marketing.
Cuối cùng, mọi thị trường đều trở thành một cuộc đua song mã. Lúc đầu nó là cuộc đua theo từng nấc. Nhưng cuối cùng nó trở thành cuộc đua trên đỉnh tháp. Tức là hai doanh nghiệp cạnh tranh nhau ngang tài ngang sức. Vì hai doanh nghiệp nào cũng có đủ sức mạnh để làm chủ thị trường nhưng vẫn phải cạnh tranh để được thu hút hơn. Quy luật song đôi cho thấy, trong marketing doanh nghiệp phải thật vững chí và kiên trì thì mới có đủ sức để tồn tại lâu dài. Nếu nản chí bởi sự cạnh tranh thì không bền vững được. Hiện nay đang có 130 thương hiệu máy tính xách tay trên thị trường. Và quy luật song đôi dự đoán rằng rất ít thương hiệu trong số này có khả năng tồn tại lâu dài.
Quy luật đối nghịch như một thanh kiếm hai lưỡi. Đầu tiên bạn tập trung nhấn mạnh vào điểm yếu của sản phẩm cạnh tranh sao cho khách hàng thừa nhận điểm yếu đó. Sau đó, hãy nhanh chóng lật lại lưỡi kiếm. Đây là quy luật khá quan trọng của 22 quy luật bất biến trong Marketing. Quy luật nhấn mạnh rằng, việc cạnh tranh thì luôn luôn tồn tại. Bạn đừng cố gắng làm hài lòng người khác, mà hãy cố gắng tạo nên sự khác biệt để thu hút khách hàng. Dù có bị đối thủ cạnh tranh hãy kiên nhẫn tạo điểm ấn tượng mạnh hơn đối thủ. Lúc này là cơ hội để bạn lật lại lưỡi kiếm khiến đối thủ phải nể phục vì sự đột phá. Xem thêm: Những cuốn sách hay về marketing bạn nên đọc
Cuốn sách 22 quy luật bất biến trong marketing của hai tác giả nổi tiếng Jack Trout và Al Ries.
Nhờ sự phát triển không ngừng của công nghệ và nhu cầu ngày càng khó tính của con người; các sản phẩm ngày càng đa dạng về mẫu mã, chủng loại và chất lượng. Việc phân chia chủng loại là điều dễ dàng xảy ra để phù hợp với từng phân phúc khách hàng. Bạn nên nhanh chóng khai thác một chủng loại sản phẩm mới và sẵn sàng dành thời gian phát triển nó, làm cho nó lớn mạnh lấy được lòng tin của khách hàng. Khi đó bạn sẽ có thương hiệu.
22 quy luật bất biến trong Marketing thì quy luật viễn cảnh khá trìu tượng. Chúng tôi xin giải thích để các bạn hiểu rằng: Nhiều hoạt động marketing, kết quả trong dài hạn thường đối lập hoàn toàn với kết quả trong ngắn hạn. Rất nhiều doanh nghiệp sử dụng hình thức khuyến mãi để tăng doanh thu. Nhưng cứ ngỡ là chiến lược đúng đắn. Nhưng không, nếu giảm giá nhiều sẽ làm mất đi giá trị sản phẩm. Vì tâm lý người mua của cho là của ôi. Vì thế, giảm giá ở thời gian ngắn, không kéo dài thời gian giảm giá hay khuyến mãi.
Quy luật viễn cảnh trong 22 quy luật bất biến trong marketing.
Việc mở rộng thêm thương hiệu là nhu cầu phát triển của mỗi doanh nghiệp. Đây là quá trình diễn ra liên tục nhưng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, mở rộng số lượng sản phẩm gần như hiếm khi đạt hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên, mở rộng sản phẩm quá nhiều cuối cùng có thể dẫn đến suy thoái và rơi vào quên lãng. Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, muốn thành công bạn phải thu hẹp diện tập trung để xây dựng một điểm ấn tượng, mạnh mẽ nhất. Đây là quy luật cần thiết hơn cả trong 22 quy luật bất biến trong marketing mà doanh nghiệp cần lưu ý.
Để có được thứ gì đó, đôi khi bạn buộc phải từ bỏ một thứ khác. Hi sinh là quy luật phát triển và sinh tồn của mỗi doanh nghiệp. Ở 22 quy luật bất biến trong Marketing này, thì quy luật hy sinh quan trọng nhất. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, để thành công, bạn buộc phải hy sinh một trong ba thứ sau: dòng sản phẩm mới, thị trường mục tiêu hoặc sự thay đổi liên tục. Chúng ta lấy ví dụ như Pepsi-Cola hy sinh mọi thứ, chỉ trừ thị trường dành cho tuổi teen, Pepsi đã xóa được khoảng cách doanh thu với Coke. Nhưng khi Pepsi mở thêm “danh mục sản phẩm”, họ đã ngã gục trước cám dỗ này. Cách tốt nhất để duy trì một vị thế ổn định là kiên quyết đi theo con đường đã chọn, hy sinh sự thay đổi liên tục. Bởi vì nếu cứ muốn làm hài lòng thị trường mà bắt mình phải thay đổi thì bạn sai lầm trong chiến lược. Đơn giản một điều rằng, một mình không thể làm hài lòng cả thiên hạ được. Vì vậy, bạn hãy phát huy điểm tốt của sản phẩm để theo đuổi điều này đến cùng. Khách hàng sẽ luôn nhớ đến sản phẩm của bạn bởi ưu điểm này.
Sản phẩm nào cũng có một đặc tính riêng. Mỗi đặc điểm đều có mặt tốt, mặt xấu. Muốn thành công, bản phải có ý tưởng tạo cho sản phẩm của mình một đặc tính riêng mà bạn có thể dồn sức phát triển nó. Mức độ quan trọng của đặc tính này là phải đối nghịch với đặc tính sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Mỗi đặc tính tùy thuộc theo từng đối tượng và nhu cầu của khách hàng. Hãy làm cho đặc tính sản phẩm của mình khách biệt, đó là điều mà quy luật này nhấn mạnh khi có mặt ở 22 quy luật bất biến trong marketing.
Hiểu rõ đặc tính sản phẩm đó là điều cần thiết trong 22 quy luật bất biến trong marketing.
Ở 22 quy luật bất biến trong Marketing thì quy luật thành thật là quy luật cần thiết đối với doanh nghiệp. Khi bạn thừa nhận một nhược điểm, khách hàng tiềm năng sẽ cho bạn một ưu điểm. Sự thành thật sẽ làm người nghe bớt giận và chấp nhận ngay. Ngược lại, các sự thật lại thường bị hoài nghi nhiều hơn đặc biệt là các quảng cáo. Hãy mạnh dạn thừa nhận nhược điểm của mình và sau đó biến nhược điểm đó thành điểm mạnh vượt trội. Thẳng thắn, thành thật sẽ được lòng trước mất lòng sau, nó cũng như mối quan hệ của con người vậy. Đó cũng là điều quy luật này nhấn mạnh trong 22 quy luật bất biến trong marketing. Ví dụ: Khi Scope bước chân vào thị trường với sản phẩm kem đánh răng “có hương thơm”, họ đã đánh trúng điểm yếu của Listerine, loại kem đánh răng “có mùi bệnh viện”. Listerine không thanh minh về mùi vị của mình mà thành thật trong các mẩu quảng cáo của họ với khẩu hiệu “mùi vị mà bạn ghét đến hai lần trong ngày”. Điều này nảy sinh một nhận thức trong tâm trí của khách hàng là Listerine “diệt rất nhiều vi khuẩn”. Như vậy, hoài nghĩ đã biến mất nhờ sự can thiệp của một liều thuốc “thành thật”.
Quy luật đòn then chốt là quy luật quan trọng của 22 quy luật bất biến trong marketing. Nó nhấn mạnh vào việc phát triển mạnh một lĩnh vực sẽ tốt hơn là nhiều lĩnh vực mà không hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, phát triển kinh doanh bằng cách thực hiện nhiều lĩnh vực. Nhưng những bài học kinh nghiệm chứng minh rằng điều duy nhất mang lại hiệu quả trong marketing là đánh một đòn then chốt và ấn tượng mạnh. Ví dụ như Coke chỉ có một đòn duy nhất, áp dụng quy luật hy sinh, bỏ sản phẩm New Coke ra, định vị lại thương hiệu Coca-Cola cổ điển là “sản phẩm đích thực”, tạo dựng ấn tượng trong tâm trí khách hàng. Đó là “đòn then chốt” để cạnh tranh với Pepsi. Chính điểm then chốt này đã tạo nên thương hiệu cho sản phẩm của Coke.
Quy luật đòn then chốt
Quy luật tiếp theo của 22 quy luật bất biến trong Marketing đó là quy luật không thể dự đoán. Thị trường luôn thay đổi chúng ta không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra. Nếu có cũng chỉ là những giả định, mà giả định thì khó có thể chính xác được. Vì thế quy luật nhấn mạnh câu hỏi rằng: Chúng ta cần phải làm gì để xử lý tốt nhất những cái “không thể dự đoán được?” Tận dụng sự thay đổi trên thị trường, chúng ta có thể kiểm soát cái gọi là “xu hướng”. Và thay đổi chiến lược phù hợp với từng thời điểm. Trong số 22 quy luật bất biến trong marketing, thì quy luật này thực tế hơn bao giờ hết. Ví dụ, người Mỹ ngày càng quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe. Xu hướng này có thể mở đường cho sự ra đời một số sản phẩm mới. Bám theo xu hướng là một công cụ hữu hiệu để đương đầu với tương lai vốn không thể tiên đoán. Bạn phải tạo cho tổ chức của bạn khả năng linh động thật lớn. Khi làn sóng thay đổi tràn đến và lan vào lĩnh vực kinh doanh của bạn, bạn phải sẵn sàng nhanh chóng thay đổi nếu muốn tồn tại trong dài hạn.
Thành công thường dẫn đến kiêu ngạo, và kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại! Khi đã thành công, con người có xu hướng ít khách quan hơn và tự tôn về bản thân mình. Có người cho rằng, sự thành công đến từ cái tên của thương hiệu. Thành công giúp họ trở nên nổi tiếng và tự tin vào năng lực của mình hơn. Tuy nhiên, thành công đến sớm quá sẽ gây cảm giác lơ là chủ quan với đối thủ. Sớm muộn sự tự mãn đó sẽ khiến cho doanh nghiệp rơi vào trạng thái hụt hẫng sau khi bị đối thủ lên mặt. Sự tồn tại của quy luật này trong 22 quy luật bất biến trong marketing là điều đúng đắn vì nó đúng với thực tế hiện nay. Để khỏi bị rơi vào “cái bẫy thành công”, nếu bạn là CEO, bạn không nên giao phó hoàn toàn công tác marketing cho cấp dưới, mà bạn phải “vi hành”. Tức là không được chủ quan giao phó toàn việc cho bất cứ ai, mà ban luôn phải kiểm tra, xem xét và tính toán các bước đi trong chiến lược. Thay đổi chiến lược phù hợp với tình thế thị trường để kịp đuổi thời đuổi kịp các đối thú. Bạn phải tập trung thời gian, toàn tâm, toàn ý vào Marketing.
Quy luật thành công
Thất bại là điều cần được dự báo và chấp nhận. Thương trường như chiến trường, thất bại là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, thất bại sẽ giúp ta có thêm bài học kinh nghiệm để thay đổi cho những lần sau. Đồng thời giúp ta có thêm động lực để bước tiếp. Vì thế, nếu phạm sai lầm, doanh nghiệp cần kiên trì sửa sai, làm lại từ đầu, tính toán kỹ hơn trong chiến lược kinh doanh.
Nếu như doanh nghiệp đang hoạt động bình thường thì không cần thiết phải cường điệu mọi thứ lên. Sự thổi phồng không chỉ là tuyên bố rằng sản phẩm mới sẽ thành công mà còn hứa hẹn thay đổi cả một ngành nghề. Tuy nhiên, nếu cường điệu không đúng thời điểm và hoàn cảnh sẽ gây tác dụng phụ khiến khách hàng mất lòng tin vào sản phẩm và thương hiệu. Họ cho rằng đó chỉ là những quảng cáo suông dựa trên tâm lý tin tưởng vào lời nói mật ngọt của doanh nghiệp. Phải hiểu được cường điệu là gì chúng ta mới hiểu tại sao nó cần thiết có mặt trong bộ 22 quy luật bất biến trong marketing.
Các chương trình thành công thường không được xây dựng dựa vào những mốt nhất thời, mà dựa vào khuynh hướng. Đứng trước một ngành nghề đang phát triển nhanh chóng, với tất cả các đặc điểm của mình. Việc tốt nhất bạn cần làm là tạo nên sự khác biệt để làm lu mờ cái mốt đó đi. Nghĩa là, bạn hãy cố gắng làm suy yếu nó. Bạn không thể cứ mãi chạy theo để làm hài lòng tất cả mọi người. Xu thế dài hạn là cái đem lại lợi nhuận và hiệu quả nhất trong một chiến lược marketing. Muốn làm được điều này, bạn cần tạo nên cái mới, tạo sự khác biệt và sự khác biệt đó phải đem lại lợi ích cho người dùng và lợi nhuận cho bạn.
Nếu không có nguồn lực thì dù kế hoạch marketing của bạn có hay ho đến đâu cũng khó có thể thực hiện được. Steve Jobs và Steve Wozniak có ý tưởng vĩ đại. Nhưng chính nhờ 91.000 USD của Mike Markkula mà máy tính của Apple có tên trên bản đồ kinh tế thế giới. Ý tưởng mà không có nguồn tài chính để thực hiện là ý tưởng vô dụng và chỉ trở thành lý thuyết suông. Hãy sẵn sàng cho đi đầu tư thật nhiều để đổi lấy kết quả.
Quy luật nguồn lực
Trong 22 quy luật bất biến trong marketing, quy luật này nhấn mạnh người giàu thường sẽ giàu hơn vì họ có đủ nguồn lực để phát triển ý tưởng của họ thành hành động thực sự. Các nhà marketing thành công là người biết ứng một khoản đầu tư của họ để thực hiện nó. Họ sẽ mất từ hai đến ba năm không lợi nhuận, đó là thời gian quay vòng toàn bộ số tiền thu được và đầu tư trở lại vào marketing. Nếu muốn thành công, bạn cần phải bỏ ra một số vốn đủ xoay vòng nếu không thể tạo ra lợi nhuận cao thì ít nhất phải đủ vốn, sau đó tiến xa hơn khi đã có thương hiệu.
22 quy luật bất biến trong marketing là áp lực cũng là động lực để mỗi doanh nghiệp cố gắng hơn nữa. Giờ đây, với sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ và phần mềm thông minh thì việc đáp ứng đủ 22 quy luật bất biến trong marketing nói trên trở nên dễ dàng hơn. Biglead là một công cụ đang được nhiều đơn vị sử dụng bởi nó là phần mềm chăm sóc và nuôi dưỡng khách hàng vô cùng chuyên nghiệp. Biglead sẽ giúp bạn:
-Thực hiện việc CSKH dễ dàng, chuyên nghiệp hơn. -Nhắn tin tự động hàng loạt.
- Giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều người quan tâm đến sản phẩm.
- Tiết kiệm được chi phí quảng cáo.
- Tạo ấn tượng thương hiệu.
- Giảm tỷ lệ rủi ro khi bán hàng.
-Tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
- Báo cáo hiệu quả chiến dịch marketing.
- Kết nối với khách hàng online.
Những tính năng thông minh mà Biglead sở hữu:
- Nhắn tin tự động hàng loạt
- CSKH qua việc nhận diện khuôn mặt.
- Tin nhắn thương hiệu
- Tạo các viral qua các chương trình khuyến mãi
- Đo lường kết quả chiến dịch
- Kết nối với các khách hàng online qua CRM
-……
Biglead - Công cụ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện được 22 quy luật bất biến trong marketing
Biglead mang đến những lợi ích mà doanh nghiệp cần. Với Biglead bạn sẽ giải quyết được các vấn đề mà 22 quy luật bất biến trong marketing đặt ra. Trong số đó, nó sẽ giúp doanh nghiệp giảm tỷ lệ thất bại trong kinh doanh, có sức cạnh tranh với các đơn vị khác, nuôi dưỡng nguồn khách hàng tiềm năng. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không dùng thử phần mềm này khi nhà sản xuất cho phép trải nghiệm miễn phí. Hãy liên hệ ngay hotline: 0982.442.109. Xem thêm chi tiết về Biglead tại đây.