<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=851756233793609&ev=PageView&noscript=1" />

Chiến lược marketing 4P là gì? Yếu tố then chốt của mô hình 4P 

Chiến lược marketing 4P là gì? Yếu tố then chốt của mô hình 4P 
Admin
05-03-2024
Mục lục

Chiến lược marketing 4P luôn là chiến lược Marketing là chiếc lược kinh điển được nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng bởi tính điển hình và độ hiệu quả của nó. Vậy 4P marketing là gì? Và vai trò của nó như thế nào, có những yếu tố này cấu thành nên nó. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

Khái niệm chiến lược marketing 4P là gì?

Chiến lược marketing 4P hay còn được gọi là Marketing hỗn hợp hoặc Marketing Mix – một thuật ngữ được đặt bởi Neil Borden vào năm 1953. Đây là mô hình marketing được cấu thành từ 4 yếu tố cơ bản bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá). Mô hình 4P trong marketing thường được các doanh nghiệp áp dụng để làm công cụ tiếp thị giúp nâng cao doanh thu và đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.

Chiến lược marketing 4P

Các yếu tố cấu thành nên chiến lược marketing 4P là gì?

4 chữ P ảnh hưởng được quyết định mua hàng bao gồm: Product (Sản phẩm): Sản phẩm sẽ bán là gì? Price (Giá): Sản phẩm của bạn giá thành bao nhiêu? Place (Địa điểm): Khách hàng có thể mua sản phẩm của bạn ở đâu? Promotion (Quảng bá): Khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm như thế nào?

Product – Sản phẩm

Product hay sản phẩm là nền tảng quan trọng đầu tiên trong mỗi chiến lược marketing của tất cả các hoạt động kinh doanh. Nó là yếu tố cốt lõi trong việc đáp ứng nhu cầu cũng như mong muốn của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp. Sản phẩm của một doanh nghiệp không tốt điều đó đồng nghĩa với việc, mọi nỗ lực phát triển của doanh nghiệp đều đi đến thất bại. Chất lượng sản phẩm là điều then chốt tạo nên sự bền vững và uy tín của thương hiệu đó. 

Trong chiến lược về sản phẩm, có những chiến lược thành phần như sau:

  • Chiến lược về nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm.
  • Chiến lược về tập hợp sản phẩm (Product Mix): Cần có chiến lược quản lý tất cả các sản phẩm hiện có của doanh nghiệp.
  • Chiến lược về dòng sản phẩm (Product Line): Cần có chiến lược về dòng sản phẩm như là: Thêm sản phẩm, đổi mới sản phẩm, cải tiến sản phẩm, hiện đại hoá sản phẩm.
  • Chiến lược cho từng sản phẩm (Product Item): Cần có chiến lược cụ thể cho từng sản phẩm như: Sản phẩm gia tăng, cụ thể sản phẩm, sản phẩm cốt lõi, tái định vị sản phẩm, gia tăng sản phẩm, bắt chước sản phẩm, thích ứng sản phẩm,...

Product là yếu tố Sản phẩm trong chiến lược 4P

Price – Giá

Price là chữ P thứ 2 của Chiến lược marketing 4P được hiểu là giá bán của sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Đây là điều thứ hai mà khách hàng rất quan tâm đến. Để xác định được giá bán chủ doanh nghiệp cần xác định kỹ các chi phí để hoàn thiện sản phẩm như: Chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, chi phí mặt bằng… nhằm mang lại khoản lãi khi bán ra mỗi sản phẩm. Mức lãi thường có tỷ lệ khoảng từ 15 – 20% tổng giá trị của sản phẩm. Doanh nghiệp cần hoạch định chiến lược thu – chi cụ thể để tránh bị thất thoát khi tung sản phẩm ra thị trường. 

Place – Địa điểm

Đây là yếu tố thứ ba trong chiến lược marketing 4P. Chữ P thứ 3 của 4P là Place hay còn gọi là địa điểm là nơi mà khách hàng có thể đến và mua được sản phẩm và cũng được gọi là kênh phân phối. Hiện nay kênh phân phối được chia ra làm 2 loại phổ biến bao gồm:

  • Kênh phân phối trực tiếp: Các nhà sản xuất có thể bán sản phẩm của mình trực tiếp cho khách hàng mà không thông qua bất kỳ bên trung gian nào. Lúc này doanh nghiệp cần có cửa hàng, đội ngũ bán hàng hay website bán hàng…
  • Kênh phân phối gián tiếp: Các nhà sản xuất phân phối sản phẩm của mình thông qua các bên trung gian như: Siêu thị, nhà hàng, cửa hàng… Còn một kênh phân phối nữa đó là kênh phân phối hỗn hợp, tức là kết hợp giữa trực tiếp và gián tiếp.  Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Kênh phân phối là gì? 

Place được chia thành 2 kênh phân phối chủ yếu

Promotion – Quảng cáo

Chữ P cuối cùng trong chiến lược marketing 4P đó chính là Promotion hay được hiểu là Truyền thông – Tiếp thị. Là những hình thức nhằm quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp với mục đích giúp người tiêu dùng biết đến những sản phẩm đó. Các công cụ phổ biến của Promotion có thể kể đến như: Quảng cáo (quảng cáo trên báo, đài truyền hình, Internet), Tiếp thị (giới thiệu sản phẩm tận nhà, gửi catalog cho khách hàng), quan hệ công chúng (triển lãm, tổ chức sự kiện, họp báo), tổ chức bán hàng…

Trong chiến lược marketing 4P cái nào quan trọng nhất?

Như vậy, chúng ta đã hiểu được rằng chiến lược marketing 4P là gì và được cấu thành từ 4 yếu tố cơ bản gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá). 

Vậy trong 4 yếu tố này thì yếu tố nào là quan trọng nhất? Thông thường, chúng ta sẽ nghĩ rằng, yếu tố về giá và những chương trình khuyến mãi là quan trọng nhất. Bời vì tâm lý người mua luôn hỏi về giá cả khi quan tâm đến một sản phẩm nào đấy. Tuy nhiên điều đó chưa hoàn chính xác. Bởi vì có những người tiêu dùng rất thông thái, họ hỏi giá sản phẩm để xác định chất lượng sản phẩm ra sao vì có câu “Của rẻ là của ôi”.

Vì thế, đừng vội vàng hạ thấp giá cả để thu hút khách, mà hãy quan tâm đến chất lượng sản phẩm để hoạch định mức giá phù hợp. Yếu tố quan trọng nhất và quyết định sự thành công trong cách chiến dịch marketing của bạn đó chính là sản phẩm. Vì sản phẩm là sẽ là yếu tố khởi đầu, nền tảng để phát triển 3 yếu tố còn lại Giá – Địa điểm -Xúc tiến.

Chính vì vậy, doanh nghiệp nên tập chung vào nghiên cứu phát triển sản phẩm, sản phẩm đó có nhu cầu trên thị trường hay không? Chất lượng, mẫu mã như thế nào? Nó có điểm gì nổi bật? Đây là mới là yếu tố then chốt của chiến lược marketing 4P.

Sơ lược về chiến lược marketing 4P và 7P trong marketing

Như các bạn đã biết, mô hình chiến lược marketing 4P gồm 4 yếu tố cơ bản đó là: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm) và Promotion (quảng bá). Đây là mô hình marketing mix truyền thống tạo nền móng cho các mô hình marketing mix về sau. Do có sự thay đổi của ngành nghề cung cấp dịch vụ,  bởi vậy chiến lược marketing 4P đã được mở rộng trở thành mô hình 7P trong marketing.

Marketing Mix 4P và 7P

Trong mô hình 7P marketing sẽ được bổ sung thêm 3Ps bao gồm: People (Con người), Process (Quy trình cung ứng), Physical evidence (Điều kiện vật chất). Mô hình 7P thường chủ yếu được sử dụng trong ngành cung cấp dịch vụ. Để hiểu rõ hơn về mô hình 7P trong marketing dịch vụ, bạn có thể xem thêm bài viết: 

Xem thêm: Marketing mix là gì? Vai trò của mô hình 4P, 7P và 4C

Phần mềm gì giúp thực hiện hiệu quả chiến lược marketing 4P?

Để giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các các vấn đề then chốt trong chiến lược marketing 4P kể trên, doanh nghiệp cần sử dụng đến phần mềm chăm sóc và nuôi dưỡng khách hàng chuyên nghiệp. Biglead là lựa chọn đúng đắn của nhiều doanh nghiệp bởi sở hữu nhiều tính năng thông minh, mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Được sản xuất bởi Công ty TNHH dịch vụ thương mại điện tử IDO, trên công nghệ tiên tiến, hiện đại, Biglead giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng khách hàng nhờ những tính năng thông minh như:

  • Tự động chăm sóc khách hàng qua nhắn tin tự động hàng loạt, nhận diện khuôn mặt khách hàng.
  • Tạo các viral thông qua tính năng tạo minigame, chương trình khuyến mãi.
  • Tạo dấu ấn thương hiệu qua tính năng tin nhắn thương hiệu.
  • Đo lường được kết quả của chiến dịch.

Biglead chính là giải pháp giúp thực hiện chiến lược Marketing 4P hiệu quả

Để xem thêm về Biglead, bạn có thể tham khảo tại đây. Trên đây là những giải đáp xoay quanh chủ đề 4P trong marketing là gì. Và những yếu tố của nó, cũng như công cụ hỗ trợ việc thực hiện chiến lược marketing 4P đạt hiệu quả hơn. Muốn sử dụng miễn phí phần mềm shopf1 trước khi quyết định mua hàng, hãy liên hệ ngay hotline: 0982.442.109. Hi vọng doanh nghiệp sẽ có thêm kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch marketing thương hiệu thành công hơn. Chúc các bạn thành công! 

Nếu bạn thích bài này
Bài viết liên quan
Facebook Threads là gì? Liệu đây có phải là "cú hích" mới?
Facebook Threads là gì? Liệu đây có phải là "cú hích" mới?

Facebook Threads là ứng dụng mạng xã hội mới nhất được ra mắt bởi Meta. Ứng dụng này tập trung vào việc chia sẻ nội dung ngắn dạng văn bản, hình ảnh,...

Xem thêm
Tìm hiểu về RM Facebook và cách đăng ký RM hiệu quả
Tìm hiểu về RM Facebook và cách đăng ký RM hiệu quả

RM Facebook là công cụ bảo vệ bản quyền rất hữu dụng cho các nhà sáng tạo nội dung, doanh nghiệp đang hoạt động trên nền tảng này.

Xem thêm
Cách đăng bài bán hàng trên Shopee qua 5 bước
Cách đăng bài bán hàng trên Shopee qua 5 bước

Nhằm đảm bảo việc đăng tải sản phẩm được thuận tiện và dễ dàng hơn Giúp bạn tạo được một gian hàng đúng quy trình và đẹp mắt nhằm thu hút khách hàng Chúng tôi xin chia sẻ cho các bạn cách đăng bài bán hàng trên shopee qua bài viết sau đây

Xem thêm
Gửi câu hỏi
Bạn đang gặp vấn đề gì trong kinh doanh?
Hãy gửi câu hỏi