Hãy hỏi tôi về Biglead

Kênh phân phối là gì? 6 lợi ích của kênh phân phối đối với doanh nghiệp

Kênh phân phối là gì? 6 lợi ích của kênh phân phối đối với doanh nghiệp
Admin
27-02-2024
Mục lục

Kênh phân phối là một cụm từ rất quen thuộc đối với những người làm marketing hay bán hàng. Tuy nhiên, có rất nhiều người chưa thực sự hiểu rõ khái niệm này. Trước khi tìm hiểu về nó, chúng tôi xin khẳng định với các bạn rằng nó vô cùng quan trọng để quyết định thành công của một chiến dịch phát triển thương hiệu. vậy kênh phân phối là gì? Để phát triển kênh phân phối cần những yếu tố gì? Hãy cùng khám phá qua bài viết sau đây của Biglead

Kênh phân phối là gì?

Trước khi hiểu được các kênh phân phối, chúng ta cần hiểu rõ kênh phân phối là gì? Kênh phân phối đề cập đến mạng lưới kênh được sử dụng để nhận sản phẩm từ nhà sản xuất để đưa đến tay người sử dụng. Khi kênh phân phối là “trực tiếp” (kênh bán hàng trực tiếp). Tức là nhà sản xuất bán trực tiếp cho người dùng mà không thông qua bên trung gian.

Khi kênh phân phối là “gián tiếp”, tức là sản phẩm sẽ thay đổi vài lần trước khi tiếp cận đến người tiêu dùng. Trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng trong kênh phân phối gián tiếp có thể bao gồm những đơn vị sau:

  • Bán sỉ / nhà phân phối
  • Người buôn bán
  • Nhà bán lẻ
  • Tư vấn
  • Đại diện của nhà sản xuất

Kênh phân phối nó bao gồm tất cả các hoạt động diễn ra trong khâu lưu thông. Là sợi dây kết nối sản phẩm của nhà sản xuất với người tiêu dùng. Nội dung của kênh phân phối là hàng loạt các dịch vụ sau quá trình sản xuất và trước khí sử dụng.

Kênh phân phối là gì? Phân loại kênh phân phối trong Marketing

Cách hình thức tổ chức kênh phân phối trong marketing hiện tại được chia thành 3 nhóm chính bao gồm: Kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp và kênh phân phối đa cấp. Sau đây là nội dung chi tiết các kênh phân phối này.  Phân loại kênh phân phối trong Marketing

Kênh phân phối trực tiếp

Là kênh phân phối mà thành phần tham gia chỉ có hai đối tượng là nhà sản xuất và người tiêu dùng. Hàng hoá sau khi sản xuất sẽ được phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà không qua trung gian. Cấu trúc của kênh phân phối trực tiếp là: P (producer) –> C (Consumer).

Bên cạnh đó, lợi ích của kênh phân phối trực tiếp như sau:

  • Giúp nhà sản xuất có kết nối với người dùng hơn.
  • Giám sát và theo dõi trực tiếp quy trình hàng hóa được gửi đến tay khách hàng.
  • Dễ dàng phát hiện và loại bỏ các quy trình kém hiệu quả.
  • Giúp nhà sản xuất nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
  • Có thể làm việc trực tiếp với khách hàng khi phát sinh nhu cầu hoặc có khiếu nại xảy ra.
  • Dễ dàng định giá và mang đến trải nghiệm mua hàng tuyệt vời cho khách hàng.

Kênh phân phối gián tiếp

Trong kênh phân phối gián tiếp sẽ được chia làm hai loại là kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại.

Kênh phân phối truyền thống:

Là kênh mà hàng hoá phải đi qua nhiều khâu như là từ nhà sản xuất cho đến trung gian và cuối cùng mới đến người sử dụng. 

Cụ thể, kênh phân phối truyền thống sẽ có 3 cấp bao gồm:

  • Cấp 1: P (Nhà sản xuất) -> R (Nhà bán lẻ) -> C (Người tiêu dùng)
  • Cấp 2: P (Nhà sản xuất)-> W (Nhà bán sỉ/nhà bán buôn) -> R (Nhà bán lẻ) -> C (Người tiêu dùng).
  • Cấp 3: P (Nhà sản xuất) -> A&B (Cò mối) -> W (Nhà bán sỉ/nhà bán buôn) -> R (Nhà bán lẻ) -> C (Người tiêu dùng).

Các cấp của kênh phân phối truyền thống

Kênh phân phối hiện đại:

Là kênh mà nhà sản xuất và bên trung gian phân phối sẽ kết hợp lại là một. Dành cho những bạn chưa biết trung gian phân phối là gì thì đây là thuật ngữ nói đến các cá nhân, tổ chức tham gia vào làm cầu nối giữa nhà sản xuất và người mua hàng trong mối quan hệ phân phối sản phẩm.

Các hàng hoá sau khi được sản xuất sẽ phân phối trực tiếp từ thể thống nhất đến với người tiêu dùng. Lợi ích của kênh phân phối này là tiết kiệm được chi phí và thời gian vận chuyển đến người tiêu dùng. 

Kênh phân phối đa cấp (hỗn hợp):

Là các thành phần tham gia trong việc phân phối hàng hoá ngoại trừ nhà sản xuất. Nó đóng vai trò là trung gian hoặc cũng là người tiêu dùng. Khi áp dụng kênh phân phối đa cấp sẽ có những lợi ích giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí quảng cáo. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một khoản hoa hồng cho các bên trung gian.

Vai trò của kênh phân phối là gì?

Qua định nghĩa kênh phân phối là gì chúng ta có thấy vai trò quan trọng của nó đối với doanh nghiệp. Kênh phân phối sản phẩm không chỉ mang đến nhiều lợi ích đối với các nhà sản xuất mà còn mang đến nhiều có ích đối với khách hàng, cụ thể:

Với nhà sản xuất:

  • Giúp bao phủ thị trường nhờ việc phân phối các sản phẩm đến với những khách hàng có nhu cầu.
  • Là cầu nối cho nhà sản xuất và những khách hàng sử dụng sản phẩm.
  • Là công cụ giúp nhà sản xuất sản phẩm nắm bắt được thị trường (nắm bắt được nhu cầu khách hàng và thông tin, nhu cầu của đối thủ cạnh tranh).
  • Hỗ trợ nhà sản xuất chăm sóc khách hàng tốt hơn trong khâu dịch vụ: bảo trì, bảo hành, hướng dẫn dùng sản phẩm,…

Với khách hàng:

  • Chức năng của kênh phân phối hàng tiêu dùng giúp cho khách hàng luôn tìm được các sản phẩm mà họ cần.
  • Giúp thuận lợi cho khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm. (Nhiều nơi phân phối còn thay nhà sản xuất tư vấn, hỗ trợ về sản phẩm).

Ảnh hưởng của kênh phân phối lên doanh nghiệp và khách hàng

Quyết định chọn lựa các kênh phân phối sản phẩm là một trong những quyết định quan trọng của doanh nghiệp mà cần những lãnh đạo thông qua để lựa chọn. Các quyết định của công ty trong việc lựa chọn kênh phân phối của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng ngay tức thì đến tất cả các quyết định về chiến lược Marketing.

Tất nhiên thì giá của công ty sẽ phụ thuốc và liên quan không nhỏ vào việc công ty sẽ sử dụng kênh phân phối gì và phân phối như thế nào.  Quyết định về nguồn lực quảng cáo, lực lượng bán hàng phụ thuộc vào mức độ cần thiết phải đào tạo và quản lý các đại lý.

Bên cạnh đó, thì các quyết định của nơi phân phối còn liên quan đến những cam kết dài hạn đối với các công ty khác. Đây là lí do vì sao chúng ta nên hiểu rõ kênh phân phối là gì để thấy vai trò của nó đối với doanh nghiệp. 

Những chiến lược phát triển kênh phân phối là gì?

Xác định đúng kênh phân phối là gì?

Đây là lý do vì sao bạn cần hiểu được kênh phân phối là gì sau đó mới xác định đúng kênh phân phối. Để phát triển chiến lược kênh phân phối bán hàng mạnh mẽ, trước tiên bạn nên xác định, phân tích kênh nào hoạt động tốt nhất cho sản phẩm của mình để lựa chọn phù hợp. Bạn có thể bán sản phẩm của bạn trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng hay bạn phải đi qua các nhà bán buôn và bán lẻ?

Và bạn nên hiểu bản chất Kênh phân phối là gì? Đây là những câu hỏi quan trọng để yêu cầu bạn suy nghĩ về số lượng doanh nghiệp cần tham gia để bán sản phẩm của bạn cho họ.  Kênh càng dài thì lợi nhuận ít từ việc bán hàng mang lại. Trong hầu hết các trường hợp, bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng sẽ mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Kết quả là, nhiều nhà sản xuất chọn để bỏ qua bán buôn hoàn toàn và bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ và người tiêu dùng nhằm thu được lợi nhuận cao hơn. 

Phân tích đối tượng khách hàng cần nhắm đến

Khi đã hiểu được kênh phân phối là gì và lựa chọn kênh phân phối phù hợp. Bạn cũng nên xem xét đối tượng của mình. Nhu cầu của khách hàng của bạn là gì? Họ thường truy cập vào sản phẩm của bạn như thế nào? Câu trả lời của bạn cho những câu hỏi này sẽ tác động mạnh mẽ đến kênh phân phối bạn chọn để theo đuổi.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng có thể bạn sẽ không nhận được ngay các câu trả lời rõ ràng và thường xuyên, các doanh nghiệp phải liên tục tìm hiểu thông tin qua việc phân tích đối tượng, thử nghiệm và rút kinh nghiệm.

Mặc dù kênh phân phối trực tiếp là cách dễ nhất và nhanh nhất để đưa sản phẩm của bạn đến người tiêu dùng. Những kênh gián tiếp thường tiếp cận lượng khán giả lớn hơn. Hãy phân tích những hạn chế và khuyết điểm của khách hàng để chọn lựa kênh phân phối sao nào phù hợp nhất với doanh nghiệp. 

Đánh giá và thích ứng

Một số kênh sẽ hoạt động tốt hơn các kênh khác. Kết quả là, việc đánh giá hiệu suất của từng kênh là rất quan trọng để cải thiện chiến lược kinh doanh của bạn. Nhiều doanh nghiệp đánh giá kênh của họ bằng cách sử dụng Mô hình lợi nhuận chiến lược, kiểm tra các chỉ số quan trọng về hiệu suất tài chính của kênh (như lợi tức đầu tư và thanh khoản) và số liệu hiệu suất hậu cần, xem xét cách trung gian hiệu quả trong việc phân phối sản phẩm của bạn.

Kênh phân phối là gì? Là thể hiện mối quan hệ giữa người mua và người bán. Để giữ mối quan hệ mạnh mẽ với người mua và người bán dọc theo kênh phân phối, nhiều doanh nghiệp cũng tiến hành các cuộc khảo sát về sự hài lòng định kỳ được thiết kế để đánh giá mức độ hài lòng của đối tác. Khi được tập hợp lại, các chỉ số này sẽ có thể cung cấp cho bạn bức tranh bao quát và hoàn chỉnh về chiến lược kênh phân phối của bạn và cách nó có thể được cải thiện như thế nào. 

Làm thế nào để phân phối sản phẩm đúng đối tượng một cách nhanh nhất?

Sau khi hiểu rõ được kênh phân phối là gì, các loại kênh phân phối và vai trò của nó đối với doanh nghiệp. Chắc hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc rằng vậy làm thế nào để phân phối sản phẩm đúng đối tượng mục tiêu và phân phối một cách nhanh nhất.

Đáp ứng băn khoăn của các doanh nghiệp về vấn đề này, chúng tôi đã cho ra đời phần mềm CSKH đa kênh Biglead. Đây là bộ công cụ chăm sóc và nuôi dưỡng khách hàng đa kênh vô cùng hiện đại giúp bạn tiết kiệm được tối đa chi phí chạy các chiến dịch marketing.

Tổng quan về phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh Biglead

Liên quan đến vấn đề kênh phân phối, Biglead sẽ giúp bạn chăm sóc tốt khách hàng có nhu cầu nhờ vào các tính năng nhắn tin tự động, gửi email tự động, gửi tin nhắn thương hiệu, tạo các mini game/ chương trình khuyến mãi để gửi đến khách hàng. Bằng những cách này, sản phẩm và thương hiệu của bạn sẽ được nhiều người biết đến nhiều hơn. Đồng thời tăng độ uy tín, chuyên nghiệp cho sản phẩm. Giúp tăng tỉ lệ đơn hàng,khẳng định thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.

Biglead xứng đáng là kênh phân phối uy tín và chuyên nghiệp mà doanh nghiệp của bạn nên sở hữu. Sở dĩ khi đối chiếu với khái niệm kênh phân phối là gì thì nó có quá nhiều tính năng hỗ trợ cho vấn đề phân phối sản phẩm của các công ty hiện nay. Ngoài những tính năng trên, bạn có thể tham khảo thêm những tính năng khác của Biglead tại đây nhé. Gọi ngay cho chúng tôi đã trải nghiệm công cụ hữu ích này. Hotline: 0982.442.109.

Nếu bạn thích bài này
Bài viết liên quan
Gửi câu hỏi
Bạn đang gặp vấn đề gì trong kinh doanh?
Hãy gửi câu hỏi