<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=851756233793609&ev=PageView&noscript=1" />

Marketing mix là gì? Vai trò của mô hình 4P, 7P và 4C trong marketing

Marketing mix là gì? Vai trò của mô hình 4P, 7P và 4C trong marketing
Admin
04-03-2024
Mục lục

Khái niệm Marketing Mix (Marketing hỗn hợp) là một công cụ phổ biến nhất hiện nay. Chúng giúp các Marketers tìm đúng kênh phân phối và tiếp thị quảng cáo trên thị trường. Biglead sẽ giúp bạn rõ hơn về Marketing mix là gì và khám phá từng yếu tố P trong marketing truyền thống cũng như hiện đại qua bài viết sau đây. 

Marketing Mix là gì ? 

Marketing mix là gì? Marketing mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp chỉ tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường.

Khái niệm 4P được giải thích phần lớn trong sách giáo khoa về marketing và trong các lớp học. Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1953 do Neil Borden. Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy.

Marketing mix được phân loại theo mô hình 4P gồm có: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến). Theo thời gian, mô hình này được phát triển thành 7Ps theo sự phức tạp và cải tiến của marketing hiện đại. Các thành phần của marketing mix bao gồm 3 mô hình đó là: 4P, 7P và 4C. 

Marketing mix là gì? Vai trò của mô hình 4P, 7P và 4C

Ví dụ về Marketing Mix

Để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về chiến lược Marketing Mix, sau đây sẽ là case study về mô hình 4P Marketing Mix tại Coca Cola. 

Như các bạn đã biết, Coca Cola là một trong những thương hiệu có mức độ phủ sóng lớn nhất trên thế giới hiện nay. Và đương nhiên, thương hiệu này cũng nổi tiếng khi áp dụng chiến lược Marketing Mix vô cùng thành công. Chi tiết sẽ được phân tích qua ví dụ cụ thể sau đây:

  • Hệ thống sản phẩm của Coca Cola vô cùng đa dạng với hơn 3500 sản phẩm (Product).
  • Thương hiệu Coca Cola hiện nay đang hoạt động ở khắp mọi nơi trên thế giới với hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm, nhượng quyền vững mạnh (Place).
  • Tất cả các sản phẩm thuộc Coca Cola đều được áp dụng chiến lược giá vô cùng thông minh, khiến cho các đối thủ cạnh tranh đều phải dòm ngó (Price).
  • Coca Cola sở hữu các chiến dịch quảng cáo thông minh và đạt hiệu quả rất cao khi mời nhiều người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng tham gia chiến dịch. Từ đó, tạo nên sự thành công cho mỗi chiến dịch và đem lại tiếng vang vô cùng lớn trên thế giới (Promotion).

Vai trò của marketing mix như thế nào?

Hiểu được khái niệm marketing mix là gì chúng ta có thể thấy vai trò cơ bản của nó đó là:

  • Chúng là yếu tố quan trọng trong mô hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
  • Là cầu nối giữa người mua và người bán.
  • Giúp người hiểu rõ hơn về nhu cầu thực tế của người mua tối đa nhất. Nhờ đó doanh nghiệp có thể hoạch định được các chiến lược tiếp thị phù hợp nhất.
  • Phân bổ trách nhiệm: Marketing mix đóng vai trò đem lại sự chuyên môn hóa. Nhờ đó giúp phân bổ trách nhiệm đến từng thành viên, công việc được chia nhỏ đảm bảo được tính S.M.A.R.T.
  • Cung cấp những dữ liệu giá trị để phân bố tài nguyên: Mỗi một chiến dịch marketing thành công đều cần phải được đảm bảo bởi sự phân bổ nguồn lực bao gồm tài chính và con người.

4 yếu tố cổ điển trong Marketing mix là gì

Product (Sản phẩm)

Product là 1 trong những thành phần của marketing mix đầu tiên trong chuỗi 4p. Đó có thể là một sản phẩm hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình nào đó. Ví dụ về các sản phẩm hữu hình có thể là những chiếc xe có động cơ, một chiếc điện thoại thông minh, hay một chiếc máy sản xuất,…

Ví dụ về các sản phẩm vô hình (dịch vụ) là dịch vụ như ngành nhà hàng, khách sạn, spa, các dịch vụ du lịch hay các dịch vụ tín dụng của ngân hàng,… Sau tất cả, người làm marketing cần phải tự hỏi chính mình: Cần phải làm gì để mình có thể cung cấp sản phẩm/dịch vụ tới thị trường tốt hơn so với những đối thủ cạnh tranh còn lại?

Các yếu tố trong marketing mix là gì?

Tuy nhiên, để đạt được yêu cầu đó, chúng ta cần hiểu rõ marketing mix là gì và cần trả lời được những câu hỏi sau: 

  • Khách hàng muốn gì từ sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp
  • Khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn như thế nào
  • Khách hàng sử dụng chúng ở đâu
  • Tính năng gì sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của họ
  • Bạn có tạo ra những tính năng thừa thãi hay không?
  • Tên sản phẩm/dịch vụ bạn muốn cung cấp là gì? nó có bắt tai hay không.
  • Kiểu dáng bạn muốn cung cấp cho sản phẩm/dịch vụ là gì
  • Sản phẩm của bạn khác biệt như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh
  • Hình thù sản phẩm/dịch vụ mà bạn muốn cung cấp sẽ có dạng như thế nào?

Price (Giá cả)

Hiểu rõ khái niệm marketing mix là gì, chúng ta có thể thấy giá cả là yếu tố quan trọng. Giá sản phẩm hay chính là chi phí khách hàng phải bỏ ra để sở hữu/ sử dụng sản phẩm dịch vụ. Bao gồm thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm xúc của khách hàng đối với sản phẩm.

Việc định giá trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay trở nên vô cùng quan trọng và đầy thách thức. Nếu giá sản phẩm được đặt quá thấp, doanh nghiệp sẽ phải tập trung bán theo số lượng lớn hơn để thu về lợi nhuận. Nếu mức giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển hướng sang sản phẩm đối thủ cạnh tranh.

Các yếu tố chính nằm trong chiến lược giá bao gồm điểm giá ban đầu, giá niêm yết, chiết khấu %, thời kỳ thanh toán,… Bạn hãy nghiên cứu chính xác yếu tố giá thị trường và giá bán đổi thủ để có thể xác định giá bán cho sản phẩm của mình thật phù hợp. Vì lợi ích của khách hàng khi mua sản phẩm nó cũng rất quan trọng. Khi xác định giá bán, marketer (người bán) nên cân nhắc giá trị khách hàng nhận được của một sản phẩm.

Có ba chiến lược định giá chính bao gồm:

  • Market penetration pricing (định giá thâm nhập).
  • Market skimming pricing (định giá hớt váng).
  • Neutral pricing (định giá trung lập).

Marketing mix 4p price

Place (Phân phối)

Khái niệm marketing mix là gì đã cho chúng ta thấy vai trò của kênh phân phối. Các kênh phân phối là đại diện cho nơi mà một sản phẩm có thể được trao đổi mua bán, trưng bày, giới thiệu. Cửa hàng phân phối có thể là đại lý bán lẻ hay các cửa hàng thương mại điện tử trên internet. Sở hữu hệ thống phân phối là yếu tố quan trọng đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Nếu doanh nghiệp không phân phối đúng mức có thể làm lãng phí công sức mà không đưa ra thị trường thành công.

Dưới đây là các chiến lược phân phối bạn có thể tham khảo:

  • Chiến lược phân phối rộng khắp (intensive).
  • Chiến lược phân phối độc quyền (exclusive).
  • Chiến lược phân phối chọn lọc (selective).
  • Nhượng quyền (franchising).

Ngoài ra, bạn cần để ý những vấn đề sau:

  • Khách hàng tìm đến sản phẩm của bạn ở địa chỉ nào?
  • Khách hàng của bạn thường xuyên tới đâu để mua sắm?
  • Bạn sẽ tiếp cận những kênh phân phối nào?
  • Tiếp cận chúng ra sao? Như thế nào?
  • Hệ thống phân phối của bạn khác biệt với đối thủ ra sao?
  • Hệ thống phân phối của bạn có mạnh không?
  • Bạn có cần bán sản phẩm của mình trực tiếp hay online?

Promotions (xúc tiến thương mại)

Từ ấn tượng tốt về sản phẩm hay dịch vụ, khách hàng sẽ dễ dàng tiến hành thực hiện giao dịch mua bán thật sự hơn. Điều này làm gia tăng tỉ lệ chuyển đổi với khách hàng tiềm năng. Ngoài ra để hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo các chiến lược của 1 số thương hiệu lớn như: Vinamilk, Pepsi, Coca Cola,...

3 yếu tố P bổ sung vào mô hình cổ điển của Marketing mix là gì? 

Các yếu tố của marketing mix là gì? Như trên đã phân tích nó bao gồm: Sản phẩm, giá cả, phân phối,xúc tiến thương mại. Khi những đối tượng Marketing không còn dừng lại ở những sản phẩm hữu hình, hệ thống Marketing Mix truyền thống dường như không còn phù hợp hoàn toàn với những đặc điểm của sản phẩm dịch vụ vô hình.

Do vậy, hệ thống Marketing truyền thống với 4P ban đầu cần phải được thay đổi cho phù hợp với các đặc thù của dịch vụ. Mô hình 7P trong Marketing mix là một mô hình marketing bổ sung dựa vào mô hình 4P vừa được đề cập, mô hình này thêm vào 3P là: Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (bằng chứng vật lý).

3 yếu tố P bổ sung vào mô hình cổ điển của Marketing mix là gì?

Process (Quy trình)

Quy trình và hệ thống tổ chức, quản lý trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến quá trình marketing của công ty. Bạn cần đảm bảo doanh nghiệp của mình đã có một quy trình đúng giúp tiết kiệm chi phí hơn.

People (Con người)

Nhân viên hay còn gọi là đại diện thương hiệu của công ty sẽ là người trực tiếp trao đổi với khách hàng.

Physical evidence (Bằng chứng vật lý)

Là các yếu tố trưng bày bên trong của cửa hàng như: Không gian của cửa hàng, biển hiệu của cửa hàng, trang phục làm việc của nhân viên,… Đây là yếu tố cơ sở vật chất nhưng trong marketing dịch vụ nó quan trọng hơn cả. Chúng có thể chỉ mang tính hữu hình như không gian quán cafe, đồng phục nhân viên. Hoặc nó trừu tượng như thái độ chăm sóc khách hàng của nhân viên. 

Sơ lược về 4C marketing mix là gì?

Mô hình Marketing Mix 4Cs do Robert F. Lauterborn sáng tạo vào năm 1990. Nó giống như bản mở rộng của Marketing Mix, mô hình 4Cs gồm các thành tố như sau:

Giá sản phẩm

Theo Lauterborn, giá của sản phẩm không chỉ được xác định trong quá trình mua hàng. Và ông đã mở rộng khái niệm Price thành Cost, nghĩa là chi phí mà khách hàng bỏ ra để sử dụng, vận hành và bảo hành sản phẩm. Từ đó các doanh nghiệp cần đưa ra giá bán hàng hợp lý.

Communication

Cũng theo Lauterborn, khái niệm promotion có mang tính cưỡng ép, còn communication mang tính hợp tác hơn. Marketer cần phải tương tác với những khách hàng của mình dựa trên nhu cầu và mong muốn của họ.

Convenience

Sản phẩm của doanh nghiệp bạn luôn phải có sẵn với khách hàng. Marketer cần xác định chính xác kênh phân phối sản phẩm sao cho thuận tiện nhất. Mô hình 4p có vai trò quan trọng trong chiến lược marketing của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên tùy theo từng ngành hàng mà mô hình marketing mix có thể thay đổi.  Vì thế, doanh nghiệp cần hiểu marketing là gì. Yếu tố 4P trong marketing mix và nhiều yếu tố khác nữa.

Bài viết trên đây là những giải đáp về marketing mix và các vấn đề liên quan. Hiểu rõ khái niệm marketing mix là gì vchưa đủ. Chúng ta cần biết vận dụng nó như thế nào cho phù hợp để phát triển thương hiệu tốt hơn. Điều dĩ nhiên là bạn cần sử dụng đến các công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp. Đáp ứng nhu cầu đó của doanh nghiệp, Biglead ra đời với nhiều tính năng ưu việt:

  • Nhắn tin, chăm sóc khách hàng đa kênh với giải pháp Messaging Flow Automation.
  • Chat tự dộng theo kịch bản sẵn qua ChatBox.
  • Tập trung khách hàng từ các kênh bán hàng tại 1 giao diện màn hình.

Chat tập trung với khách hàng từ nhiều kênh bán hàng khác nhau

  • Tạo mini game để chia sẻ sản phẩm, chươing trình khuyến mãi.
  • Gửi email tự động hàng loạt qua Messaging Flow Automation.
  • Cho phép nhận diện khuôn mặt khách hàng qua Camera AI để chăm sóc tốt hơn.
  • Cho phép nhiều nhân viên gọi điên chăm sóc khách từ một đầu số tổng đài qua Tổng đài IP.
  • Nhắn tin thương hiệu hàng loạt cho khách. Đồng thời cung cấp dịch vụ cuộc gọi thương hiệu (Voice Brandname) mới nhất hiện nay.
  • Báo cáo hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Cung cấp API cho các doanh nghiệp đang có sẵn CRM muốn kêt nối doanh nghiệp với các khách hàng online.
  • Bạn có thể tham khảo thêm tại đây

Nếu đang băn khoăn về việc sử dụng Biglead, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ. Mọi thông tin thắc mắc xin liên hệ hotline: 0982.442.109. Biglead - Giải pháp kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay.

Nếu bạn thích bài này
Bài viết liên quan
Facebook Threads là gì? Liệu đây có phải là "cú hích" mới?
Facebook Threads là gì? Liệu đây có phải là "cú hích" mới?

Facebook Threads là ứng dụng mạng xã hội mới nhất được ra mắt bởi Meta. Ứng dụng này tập trung vào việc chia sẻ nội dung ngắn dạng văn bản, hình ảnh,...

Xem thêm
Tìm hiểu về RM Facebook và cách đăng ký RM hiệu quả
Tìm hiểu về RM Facebook và cách đăng ký RM hiệu quả

RM Facebook là công cụ bảo vệ bản quyền rất hữu dụng cho các nhà sáng tạo nội dung, doanh nghiệp đang hoạt động trên nền tảng này.

Xem thêm
Cách đăng bài bán hàng trên Shopee qua 5 bước
Cách đăng bài bán hàng trên Shopee qua 5 bước

Nhằm đảm bảo việc đăng tải sản phẩm được thuận tiện và dễ dàng hơn Giúp bạn tạo được một gian hàng đúng quy trình và đẹp mắt nhằm thu hút khách hàng Chúng tôi xin chia sẻ cho các bạn cách đăng bài bán hàng trên shopee qua bài viết sau đây

Xem thêm
Gửi câu hỏi
Bạn đang gặp vấn đề gì trong kinh doanh?
Hãy gửi câu hỏi