Quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng trong thời đại công nghệ 4.0

Quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng trong thời đại công nghệ 4.0
Admin
22-02-2024
Mục lục

Nhờ sự hỗ trợ của các công cụ tìm kiếm khách hàng, doanh nghiệp nhanh chóng xác định được tệp khách hàng tiềm năng dành cho riêng mình. Từ đó, tăng trưởng doanh số nhanh chóng và xây dựng thành công cộng đồng khách hàng trung thành hiệu quả. Nếu bạn muốn biết quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng với các công cụ tiên tiến như thế nào thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.

Vì sao doanh nghiệp cần tìm kiếm khách hàng tiềm năng?

Câu trả lời cho câu hỏi này thật sự rất đơn giản. Khách hàng chính là động lực bán hàng và cũng là nguồn cung cấp lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, mỗi đơn vị kinh doanh trên thị trường đều cần đến khách hàng và khách hàng tiềm năng nhằm mở rộng quy mô, tăng trưởng doanh số và hưởng nhiều lợi ích. 

Có thể kể đến một vài lợi ích doanh nghiệp nhận được khi có được tệp khách hàng tiềm năng phù hợp, như sau:

  • Tiếp thị sản phẩm đến đúng đối tượng khách hàng.
  • Tăng trưởng doanh số nhanh chóng nhờ vào việc sản phẩm được tiếp thị đến đúng người dùng.
  • Tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí vào các chiến lược Marketing.
  • Thỏa mãn nhu cầu khách hàng -> Xây dựng thành công mối quan hệ thân thiết và tạo được cộng đồng khách hàng trung thành.

Với những lợi ích này, doanh nghiệp nào cũng mong muốn có được quy trình tìm kiếm khách hàng hiệu quả để có được doanh thu tốt nhất cùng lượng khách hàng trung thành tiềm năng.

Doanh nghiệp nhận được nhiều lợi ích khi tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Bước 1: Nghiên cứu chân dung, hành vi khách hàng

Bước đầu tiên trong quy trình tìm kiếm khách hàng đó chính là nghiên cứu chân dung, hành vi của khách. Chỉ khi nào bạn biết được họ là ai, nhu cầu của họ là gì và những hành vi tiêu dùng của họ, bạn mới có thể đưa ra chiến lược tiếp thị hoàn hảo.

Ở mỗi bước tìm hiểu về chân dung khách hàng, Marketer cần nghiên cứu, phân tích thật kỹ. Đồng thời, nắm rõ mọi thông tin về sản phẩm/dịch vụ mà mình đang chào bán để xem chúng có phù hợp hay đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của khách hàng hay không.

Ví dụ: Các căn hộ chung cư cao cấp thường hướng đến phân khúc khách hàng có thu nhập cao hay các sản phẩm chống lão hóa thường nhắm đến đối tượng khách hàng nữ giới từ độ tuổi 30 trở lên,...

Bạn có thể khoanh vùng tệp khách hàng của mình bằng các thông tin thu thập được từ kênh bán hàng: Facebook, Instagram, Zalo,...

Nghiên cứu kỹ chân dung khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến

Bước 2: Nghiên cứu thị trường và đối thủ

Thế giới ngày nay có rất nhiều “mảnh đất màu mỡ” dành cho doanh nghiệp khai thác. Ở mỗi “mảnh đất” sẽ là một thị trường dành cho từng lĩnh vực cụ thể. 

Ví dụ: Ở Instagram, đây là kênh bán hàng dành cho giới trẻ với số lượng người dùng là các bạn trẻ gen Z chiếm đến 70 - 80%. Chính vì thế, nơi đây sẽ phù hợp cho các doanh nghiệp startup hoặc các đơn vị bán hàng nhỏ lẻ.

Khi đã xác định rõ thị trường của mình nằm ở kênh bán hàng nào, bạn cũng đừng quên thăm dò các đối thủ cạnh tranh của mình nhé. Hãy theo dõi đối thủ và nghiên cứu chiến lược tiếp thị của họ. Bạn có thể học hỏi và rút ra nhiều kinh nghiệm. Từ đó, thu hút khách hàng tiềm năng tốt hơn.

Ngoài ra, việc nghiên cứu thị trường còn giúp doanh nghiệp phác họa rõ chân dung khách hàng và nắm bắt được tâm lý của họ. Bạn sẽ biết được sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp có phù hợp với nhu cầu của khách hay không. Qua đó, điều chỉnh sao cho phù hợp và có được ấn tượng từ khách hàng.

Và ở trong bước này, doanh nghiệp nên áp dụng các công cụ tìm kiếm khách hàng để có thể lưu trữ thông tin để chuẩn bị cho bước 3.

Bước 3: Lên kế hoạch

Khi đã xây dựng thành công chân dung khách hàng và nắm rõ được thị trường, bước tiếp theo bạn cần làm đó chính là lên kế hoạch. Để có được kế hoạch chi tiết nhất, bạn cần xác định rõ một vài vấn đề như sau:

  • Khách hàng đến từ đâu: Qua giới thiệu, qua các kênh bán hàng, qua tiếp thị, qua quảng cáo, khách hàng trực tiếp,..
  • Làm thế nào để thu hút khách hàng: Cung cấp mã giảm giá, tạo mini game, chiến dịch khuyến mãi, content chất lượng,...Để thu hút khách hàng một cách tối ưu nhất, ở bước này doanh nghiệp nên sử dụng công cụ Chatbot AI, Messaging Flow Automation hoặc nhắn tin Viral.
  • Kênh tiếp cận khách hàng nào phù hợp nhất: Mỗi kênh bán hàng (Truyền thông, báo chí,..) sẽ có thế mạnh khác nhau. Doanh nghiệp cần biết rõ kênh bán hàng nào mang lại hiệu quả tốt nhất, kênh nào tiếp cận khách hàng tốt hơn hay kênh nào tương tác với khách hàng chất lượng hơn,...

Giải quyết những vấn đề chính để có được kế hoạch tìm kiếm chất lượng

Khi đã giải quyết được những câu hỏi này, doanh nghiệp sẽ có được kế hoạch tìm kiếm khách hàng tốt nhất.

Bước 4: Truyền thông và quảng cáo

Một quy trình tìm kiếm khách hàng hoàn chỉnh chắc chắn sẽ không thể thiếu bước quảng cáo và truyền thông. Đây chính là bước giúp doanh nghiệp tiếp cận được số lượng lớn khách hàng tiềm năng và cơ hội để lại ấn tượng sâu đậm đối với khách hàng.

Tùy thuộc vào nhóm khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến mà hãy lựa chọn một phương thức truyền thông, quảng cáo phù hợp như:

  • Mạng xã hội, Google - Internet: Quảng cáo trên các kênh bán hàng Facebook, Zalo bằng cách chạy Ads, sử dụng công cụ nhắn tin hàng loạt hoặc tiếp thị qua Gmail,..
  • Quảng cáo truyền thống: Quảng cáo trên TV, quảng cáo ngoài trời hoặc quảng cáo trên báo đài để khách hàng tìm đến.

Bước 5: Thu thập dữ liệu khách hàng và quản lý

Sau khi thực hiện các chiến dịch truyền thông và quảng cáo, doanh nghiệp sẽ có được lượng lớn data khách hàng. Lúc này, nhiệm vụ của doanh nghiệp đó là thu thập và quản lý thông tin nhằm sử dụng để phân loại nhóm khách hàng hoặc nghiên cứu, phân tích cho các chiến dịch tiếp theo.

Tuy nhiên, nếu thực hiện thu thập và quản lý dữ liệu thủ công, bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức để hoàn thành. Thay vào đó, có thể sử dụng phần mềm CRM để ứng dụng các công cụ hiện đại. Như vậy, có thể tối ưu quá trình thu thập, quản lý dữ liệu và tránh được những sai sót có thể xảy ra.

Thu thập và quản lý dữ liệu khách hàng với phần mềm CRM

Bước 6: Đánh giá hiệu quả quá trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Bước 6 và cũng là bước cuối cùng thường không nhận được nhiều sự quan tâm như các bước trên. Tuy nhiên, đây lại chính là bước quan trọng nhất ở quy trình tìm kiếm khách hàng.

Bởi sau khi đã trải qua rất nhiều bước để tiếp cận khách hàng tiềm năng, bạn cần nhìn lại để đánh giá xem mức độ hiệu quả của chúng đến đâu. Tuyệt đối không được bỏ phí cơ hội sửa sai. Bạn không thể dám chắc được rằng quy trình tìm kiếm của mình hoàn hảo và không gặp lỗi nào.

Đặc biệt, việc khiến khách hàng chú ý là điều cực kỳ khó. Để thực hiện thành công, đòi hỏi doanh nghiệp phải có quy trình chi tiết và chuyên nghiệp.

Do đó, việc ngồi lại xem xét và đánh giá sẽ giúp bạn rút ra được nhiều bài học quý giá và khắc phục kịp thời. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng và đạt hiệu quả cao hơn trong việc tìm kiếm khách hàng phù hợp với sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp.

Biglead - Giải pháp tìm kiếm khách hàng số 1 cho doanh nghiệp

Như vậy, bạn đã nắm rõ được các bước trong quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Ở mỗi bước đều cần đến “sức mạnh” của các công cụ để quy trình tìm kiếm được tối ưu và đạt hiệu quả tốt nhất.

Nếu bạn không biết tìm đến giải pháp nào thì có thể tham khảo Biglead. Đây được biết là một phần mềm CRM chuyên hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả với các công cụ có tác dụng cực kỳ độc đáo như:

  • Messaging Flow Automation: Cho phép doanh nghiệp tạo các chiến dịch nhắn tin hàng loạt, nhắn tin đa kênh, nhắn tin viral để tiếp cận khách hàng.
  • Email Marketing Automation: Hỗ trợ chiến dịch gửi Email tiếp cận khách hàng với tính năng gửi nhiều email có nội dung khác nhau đến khách hàng.
  • Chatbot AI: Giải pháp nhắn tin tự động dựa theo các kịch bản đã được soạn thảo sẵn bởi nhà quản trị. Nhờ đó, có thể phản hồi tin nhắn, comment của khách hàng nhanh chóng.
  • Voice IP: Cho phép nhiều nhân viên tiếp nhận hoặc gọi đi với 1 đầu số duy nhất. Đồng thời, lưu lại lịch sử cuộc gọi cho doanh nghiệp.
  • Brand SMS: Gửi tin nhắn kèm tên thương hiệu đến khách hàng thông qua SMS.

Biglead với những giải pháp công nghệ tiên tiến sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả

Với những công cụ này, Biglead giúp doanh nghiệp: Chat trực tiếp với khách hàng đến từ nhiều kênh bán hàng tại 1 chỗ, theo dõi và chăm sóc khách hàng dựa vào thẻ sale, lưu trữ data tại phần mềm, tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên các kênh bán hàng,...

Nếu bạn không muốn bỏ lỡ một phần mềm tìm kiếm khách hàng tiềm năng chất lượng như Biglead thì hãy gọi điện đến hotline: 0982.442.109 để được tư vấn nhiệt tình và giải đáp mọi thắc mắc nhé.

Hy vọng rằng qua bài viết trên đây, bạn đã biết được quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng và có thể áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả. Đừng quên sử dụng giải pháp Biglead để tối ưu quy trình tìm kiếm khách hàng nhé.

Thu Trang - Biglead

Nếu bạn thích bài này
Bài viết liên quan
Bí quyết thiết kế email marketing chuyên nghiệp và hiệu quả 2023
Bí quyết thiết kế email marketing chuyên nghiệp và hiệu quả 2023

Hiện nay để xây dựng thương hiệu cũng như không bị lu mờ trước các đối thủ cạnh tranh Phần lớn các doanh nghiệp đều phát triển chiến lược và thiết kế email marketing phù hợp với lĩnh vực kinh doanh Tất cả các yếu tố từ tiêu đề email, nội dung đến template đều phải thật hấp dẫn để thu hút khách hàng

Xem thêm
Chinh Phục Hành Trình Khách Hàng Bằng Cách Nâng Cao Trải Nghiệm Để Tối Ưu Hóa
Chinh Phục Hành Trình Khách Hàng Bằng Cách Nâng Cao Trải Nghiệm Để Tối Ưu Hóa

Tối Ưu Hóa Trải Nghiệm dựa theo Hành Trình Của Khách Hàng là một chiến lược quan trọng trong kinh doanh hiện đại. Bằng cách hiểu rõ các bước mà khách hàng tiến qua trong quá trình mua sắm hoặc tương tác với dịch vụ của bạn, bạn có thể cải thiện đáng kể sự hài lòng của họ.

Xem thêm
Cách lọc bình luận trên facebook nhanh chóng, mới cập nhật
Cách lọc bình luận trên facebook nhanh chóng, mới cập nhật

Có nhiều cách lọc bình luận trên Facebook hiện nay từ thủ công đến sử dụng phần mềm Tuy nhiên, bạn vẫn đang gặp khó khăn với bộ lọc bình luận của Facebook để quản lý bán hàng? Vậy thì hãy theo dõi bài viết sau để Biglead hướng dẫn bạn chi tiết hơn nhé  KHI NÀO BẠN NÊN LỌC BÌNH LUẬN TRÊN FACEBOOK? Khi sử dụng Facebook để bán hàng thì phần bình luận bài viết là không thể bỏ sót được

Xem thêm
Bình luận

Lãnh đạo một tổ chức là điều vô cùng bổ ích và không kém phần khiêm tốn. Tự tin và khiêm tốn. Mọi thành công đều xứng đáng.

- Hoang NV
May 28, 2021
REPLY
Gửi câu hỏi
Bạn đang gặp vấn đề gì trong kinh doanh?
Hãy gửi câu hỏi