Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) là một lĩnh vực của khoa học máy tính, liên quan đến việc tạo ra những công nghệ để giúp máy móc có khả năng thực hiện những công việc cần đến trí thông minh của con người – (Theo IBM).
Trong một báo cáo của Gartner, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo tăng 270% từ năm 2015 đến năm 2019. AI đang trở thành công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất làm việc và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trong một thống kê của McKinsey, nhiều doanh nghiệp phản ánh sự tăng trưởng ít nhất 5% thu nhập trước thuế (EBIT) nhờ vào ứng dụng công nghệ AI.
Thống kê của McKinsey về doanh thu tăng lên nhờ ứng dụng AI – nguồn: McKinsey
Những lĩnh vực mà công nghệ AI gia tăng năng suất trong công việc bao gồm:
Theo thống kê của Ringover, các công ty áp dụng công cụ AI vào quy trình bán hàng đã có sự tăng trưởng đến 50% về số lượng khách hàng tiềm năng, trong khi tổng chi phí giảm đến 60%.
Với sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ AI trong những năm gần đây, lĩnh vực marketing và bán hàng nhận được nhiều giá trị nhất từ công nghệ AI. Một số ví dụ của việc ứng dụng công nghệ AI trong công việc marketing và bán hàng bao gồm:
Việc sử dụng công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) trong sáng tạo nội dung cho marketing đã trở thành xu hướng phổ biến và mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp. Dữ liệu của Siege Media cho thấy 83,2% người làm content marketing có kế hoạch sử dụng AI vào năm 2024, tăng gần 30% so với năm 2023 ở mức 64,7%.
Bằng cách cung cấp từ khóa và mô tả, công cụ AI sẽ giúp các marketer lên ý tưởng cho bài viết, xây dựng khung nội dung (outline) cho bài viết marketing như bài blog, bài đăng trên mạng xã hội hoặc các chiến dịch tiếp thị qua email. Công nghệ AI còn có thể tạo các bài viết hoàn chỉnh với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Một trong những phần mềm AI miễn phí và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay cho việc viết bài là ChatGPT (được phát triển bởi tổ chức OpenAI).
ChatGPT hỗ trợ lên ý tưởng cho Marketer khi viết lời mở đầu blog – nguồn: ChatGPT
Bằng việc sử dụng công cụ AI cho việc viết bài, người dùng sẽ có được những lợi ích như:
Ngoài khả năng viết nội dung, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) còn có thể ứng dụng trong thiết kế hình ảnh cho hoạt động truyền thông quảng cáo. Một số công cụ như Midjourney, DALL-E, Canva… sử dụng AI để tạo ra hình ảnh dựa trên các dữ liệu đầu vào như màu sắc, phong cách, chủ đề…
Những hình ảnh này có thể đưa vào ấn phẩm truyền thông như poster quảng cáo, banner, bài đăng trên mạng xã hội… Điều này giúp tiết kiệm đáng kể thời gian, chi phí, tăng hiệu quả công việc cho người làm marketing.
Midjourney – một ứng dụng dùng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra những bức hình sống động – nguồn: Midjourney
Mới đây PepsiCo – một trong những thương hiệu đồ uống lớn nhất thế giới, đã mạnh tay sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để tạo key visual trong chiến dịch Tết 2024. Những hình ảnh này lan tỏa trên khắp các nền tảng truyền thông và bảng quảng cáo ngoài trời (OOH), thu hút sự chú ý của đông đảo người tiêu dùng.
Pepsi sử dụng AI để tạo key visual trong chiến dịch Tết 2024 – nguồn: BrandsVietnam
Theo Adobe, 3 lợi ích lớn nhất của người dùng khi thiết kế hình ảnh bằng công nghệ AI là:
Chatbot là một loại phần mềm tự động có khả năng tương tác với người dùng thông qua trò chuyện. Thông qua chatbot, người dùng có thể trò chuyện với các thiết bị số như đang giao tiếp với người thật và nhận được những thông tin cần thiết.
Bằng việc ứng dụng công nghệ AI, chatbot AI có thể trả lời câu hỏi của khách hàng một cách chính xác và gần như ngay lập tức. Nhờ tốc độ phản hồi nhanh theo thời gian thực và khả năng tuỳ chỉnh hội thoại tuỳ theo nhu cầu khách hàng, chatbot AI có thể rút ngắn thời gian trên hành trình mua của khách hàng. Theo ThriveMyway, trung bình các cuộc trò chuyện với chatbot nhận được tỷ lệ hài lòng của khách hàng là 87,58%.
Một số lợi ích của chatbot đối với doanh nghiệp:
Một ví dụ điển hình là tập đoàn H&M, nhà bán lẻ thời trang này sử dụng chatbot để cung cấp thông tin về tình trạng còn/hết hàng của sản phẩm, cửa hàng gần nhất và các lời khuyên khác dựa trên thắc mắc của khách hàng.
Nhà bán lẻ thời trang H&M sử dụng chatbot dịch vụ khách hàng – nguồn: chatbotguide.org
Hay như Starbucks – thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất thế giới, đã tích hợp nền tảng Amazon Alexa vào dịch vụ ‘My Starbucks Barista’ của họ. Điều này cho phép khách hàng đặt hàng, chỉnh sửa và xác nhận địa điểm lấy hàng bằng cách sử dụng giọng nói và công nghệ chatbot thông qua điện thoại di động.
Starbuck sử dụng AI giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng – nguồn: stories.starbucks.com
Quảng cáo cá nhân hoá (Personalized Advertising) là quảng cáo được tạo ra dựa trên dữ liệu của người tiêu dùng nhằm tăng mức độ phù hợp của quảng cáo. Những dữ liệu này có thể là hành vi, sở thích, nhu cầu, vị trí địa lý, thông tin nhân khẩu học…
Cá nhân hóa giờ đây không chỉ dừng lại ở việc gọi tên khách hàng trong email mà còn đi sâu vào việc hiểu rõ sở thích, nhu cầu, hành vi của khách hàng để cung cấp nội dung và dịch vụ phù hợp nhất.
Nghiên cứu của Epsilon cho thấy 80% người tiêu dùng có khả năng mua hàng cao hơn khi thương hiệu cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa. Trong marketing thời đại kỹ thuật số, quảng cáo được cá nhân hóa đã trở thành yếu tố vô cùng quan trọng trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp.
Bước đầu tiên để quảng cáo cá nhân hoá hiệu quả là xây dựng được hồ sơ khách hàng 360 độ. Bằng cách kết hợp trí tuệ nhân tạo AI và nền tảng CDP (Customer Data Platform – Nền tảng dữ liệu khách hàng), doanh nghiệp có thể xây dựng một hồ sơ khách hàng toàn diện với góc nhìn 360 độ, với dữ liệu khách hàng được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau.
Ví dụ về hồ sơ khách hàng – nguồn: useinsider.com
Sau khi làm rõ chân dung khách hàng, doanh nghiệp có thể tận dụng thế mạnh của computational advertising – chuỗi thuật toán cho phép người làm marketing cung cấp quảng cáo đúng thời điểm, dựa trên thông tin nhân khẩu học hoặc thói quen trực tuyến của khách hàng. Thuật toán này có thể giúp quảng cáo trở nên hấp dẫn, phù hợp hơn, từ đó nâng cao hiệu quả tiếp thị và tỷ lệ chuyển đổi.
Một case-study điển hình trong việc ứng dụng AI vào cá nhân hóa quảng cáo là Netflix – “gã khổng lồ” truyền hình trực tuyến. Netflix đặc biệt chú trọng việc cá nhân hóa trải nghiệm tiếp thị. Công ty này sử dụng công nghệ Học máy (Machine Learning) để phân tích hành vi xem của người dùng như thời lượng, thể loại yêu thích, lịch sử tìm kiếm… từ đó đề xuất phim và chương trình truyền hình phù hợp.
Netflix đặc biệt chú trọng việc cá nhân hóa trải nghiệm tiếp thị – nguồn: blog.hubspot.com
Tỷ lệ phần trăm phù hợp (phông chữ màu xanh lá) bên cạnh tiêu đề của mỗi bộ phim cho biết mức độ phù hợp của bộ phim đó đối với người dùng. Hoạt động này của Netflix giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy nội dung yêu thích, từ đó gia tăng sự hài lòng, nâng cao trải nghiệm người dùng.
Bigbot: Giải pháp tối ưu hóa tương tác và bán hàng tự động cho doanh nghiệp
Bigbot mang đến một bộ tính năng vượt trội, giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng tương tác và bán hàng qua các nền tảng như Zalo và Facebook. Hãy cùng khám phá các tính năng nổi bật của Bigbot và cách nó có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh.
Với khả năng trả lời tự động, Bigbot dễ dàng tạo ra các cuộc trò chuyện tự nhiên với khách hàng. Nhờ vào AI, chatbot của Bigbot có thể nhận diện và phản hồi phù hợp dựa trên nhu cầu cụ thể của từng khách hàng:
Bigbot hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chatbot AI có khả năng học hỏi từ các tương tác để cải thiện dần dần:
Bigbot hỗ trợ tích hợp chatbot AI với hệ thống dữ liệu nội bộ, CRM, và các ứng dụng khác để chatbot có thể truy xuất thông tin và cung cấp phản hồi theo thời gian thực:
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc đang mở ra những cơ hội mới và mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, việc đầu tư và áp dụng AI sẽ tiếp tục mang lại lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp trong tương lai.
Nguồn: Sưu tập Internet