<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=851756233793609&ev=PageView&noscript=1" />

Loyalty là gì? 7 bước xây dựng Loyalty Marketing

Loyalty là gì? 7 bước xây dựng Loyalty Marketing
Admin
05-03-2024
Mục lục

Nếu chỉ tập trung vào chất lượng sản phẩm thì chưa đủ để phát triển thương hiệu mà cần phải tham gia vào Loyalty. Loyalty marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút được khách hàng mà không tốn nhiều chi phí. Vậy khái niệm Loyalty là gì? Tầm quan trọng của Loyalty Marketing trong doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng Biglead tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Loyalty là gì?

Loyalty là gì? Loyalty được hiểu là lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm và thương hiệu của công ty bạn. Theo thống kê cho thấy, số lượng sản phẩm được tiêu thụ bởi các khách hàng trung thành luôn gấp 10 lần so với những tệp khách hàng mới.

Dịch vụ khách hàng hoàn hảo sẽ níu giữ lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm và làm tăng giá trị thương hiệu với chi phí rất thấp không cần PR quá nhiều. Khi đã chọn được sản phẩm tốt, sẽ là rất khó để người tiêu dùng chuyển qua sử dụng 1 sản phẩm mới khác thay thế. Bởi vậy trong kinh doanh, Loyalty (hay lòng trung thành) luôn được các doanh nghiệp chú trọng.

Loyalty nghĩa là gì?

Các cấp độ của Brand Loyalty

Sự trung thành thương hiệu brand loyalty là gì? Nó được thể hiện bằng 5 cấp độ từ thấp đến cao, phụ thuộc nhiều vào khách hàng. Khái niệm này làm rõ hơn cho Loyalty là gì. 

  • Cấp độ 1: Khách sẽ thay đổi thương hiệu mà không cần lý do.
  • Cấp độ 2: Khách thỏa mãn, không có lý do để thay đổi thương hiệu.
  • Cấp độ 3: Khách tiếp tục thỏa mãn và lúc này sẽ chịu các chi phí từ việc thay đổi thương hiệu.
  • Cấp độ 4: Khách hàng coi thương hiệu như một người bạn, xem trọng thương hiệu của bạn.
  • Cấp độ 5: Khách hàng trung thành với thương hiệu của bạn. 

Cách xây dựng lòng trung thành thương hiệu

Loyalty là gì được hiểu là lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Lòng trung thành thương hiệu được xây dựng qua nhiều phương thức khác nhau, tuy nhiên có thể đúc kết qua 5 điểm đáng lưu ý sau:

  • Làm cho chất lượng không thể thương lượng: Chất lượng là yếu tố tiên quyết đầu tiên để khách hàng quyết định sự tin tưởng của mình vào doanh nghiệp. Giữa thị trường cùng bán sản phẩm, dịch vụ giống bạn, điều gì khiến thương hiệu của bạn nổi bật, cho khách hàng thấy đây là sản phẩm đáng để sử dụng. Đặt chất lượng lên hàng đầu không chỉ là cách tăng thêm giá trị cho khách hàng mà còn khẳng định chỗ đứng, sự uy tín trong thị trường ngày càng bão hòa.
  • Phát triển kết nối mạnh mẽ: Kết nối với khách hàng là cách để tăng thêm niềm tin giữa người tiêu dùng và thương hiệu. Sự kết nối này thể hiện ở việc, bạn cho khách hàng thấy sứ mệnh, giá trị mà bạn mang tới cho họ là gì. Tại sao bạn muốn bán sản phẩm này? Bạn đại diện cho cái gì? Độ uy tín và tính xác thực của thương hiệu bạn là như thế nào? Bạn muốn nhận diện thương hiệu trên thị trường như thế nào? Khi khách hàng tìm thấy những câu trả lời này, họ sẽ gia tăng sự gắn kết với thương hiệu,  tự động trở thành những người lan toả thương hiệu trọn đời. 
  • Làm cho thương hiệu của bạn nhất quán: Sự nhất quán này thể hiện ở trải nghiệm khách hàng khi bắt gặp thương hiệu của bạn ở bất cứ đâu, cho dù đang xem trang web, lướt qua kênh facebook hay tương tác với nhóm của bạn tại sự kiện trực tiếp. Tính nhất quán xuyên suốt trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu là cách để xây dựng niềm tin với khách hàng. Và là chìa khóa cho lòng trung thành thương hiệu của bạn. 

Cách xây dựng Brand Loyalty

  • Tạo ra trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời: Dịch vụ là thứ níu chân khách hàng sau khi họ quyết định mua sản phẩm. Và quyết định họ sẽ còn tiếp tục quay lại với thương hiệu của bạn hay không. Nếu muốn tạo trải nghiệm dịch vụ khách hàng, hãy bắt đầu từ những chi tiết bé nhất. Ví dụ như tạo các chính sách khuyến mãi, đào tạo đội ngũ nhân viên với thái độ chuyên nghiệp, ghi nhận phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ…
  • Tạo yếu tố để khách hàng của bạn động lực để tiếp tục quay trở lại: Để duy trì lượng khách hàng thân thiết, bạn cần dành nhiều thời gian và công sức để chăm sóc họ. Có nhiều cách để tăng giá trị cho khách hàng và làm họ cảm thấy được trân trọng như các ưu đãi cho khách hàng thân quen và nhiều chính sách khuyến mãi dịp lế, Tết, …Khách hàng trung thành sẽ giới thiệu bạn với bạn bè của họ và nghiễm nhiên bạn sẽ thu hút lượng khách mới mà không tốn nhiều công sức cũng như chi phí PR.

Lợi ích của lòng trung thành thương hiệu là gì?

Đừng chỉ nên dừng lại ở việc hiểu loyalty là gì. Bạn cần nắm rõ lợi ích quan trọng của loyalty đối với niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của bạn. Lòng trung thành thương hiệu mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có số lượng khách hàng trung thành cao thì ngân sách cho chi phí marketing càng giảm. Sự trung thành thương hiệu của khách hàng là cách quảng cáo thương hiệu miễn phí và uy tín nhất. 

Bên cạnh đó, lòng trung thành thương hiệu còn là cầu nối giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm đến với sản phẩm. Lòng trung thành thương hiệu cũng khiến các đối thủ trên thị trường phải “dè chừng”.

7 bước xây dựng lòng trung thành thương hiệu

Vậy là chúng ta đã hiểu loyalty là gì rồi đúng không nào. Tuy nhiên, để xây dựng một loyalty chuyên nghiệp, thì cần có chiến lược cụ thể.  Một chiến lược xây dựng lòng trung thành thương hiệu sẽ gồm 7 bước cơ bản như dưới đây: 

  • Bước 1 – Lên chiến lược tạo dựng thương hiệu
  • Bước 2 – Định vị thương hiệu của bạn
  • Bước 3 – Xác định tính cách của thương hiệu
  • Bước 4 – Truyền tải Brand Story
  • Bước 5 – Đánh giá lại tên thương hiệu
  • Bước 6 – Lên chiến lược giữ chân khách hàng
  • Bước 7 – Xây dựng kiến trúc thương hiệu

Sự khác nhau giữa Brand Loyalty và Customer Loyalty là gì?

Ngoài cần hiểu khái niệm loyalty là gì. Bạn phân biệt hai khái niệm liên quan đó là. Sự khác biệt chính giữa lòng trung thành thương hiệu (brand loyalty) và lòng trung thành của khách hàng (customer loyalty) đó là:  Lòng trung thành của khách hàng chủ yếu liên quan đến sức chi tiêu tổng thể của người tiêu dùng. Đó là về những gì bạn có thể cung cấp cho họ về giá cả và ưu đãi nhất.

Mặt khác, lòng trung thành với thương hiệu có ít sự liên quan đến giá cả hoặc tiền bạc. Lòng trung thành với thương hiệu liên quan đến cách người tiêu dùng cảm nhận thương hiệu của bạn. Điều này có thể thông qua các hoạt động quảng cáo hoặc những trải nghiệm trước đây với công ty của bạn. Nói cách khác, Loyalty là gì? Là lòng trung thành của khách hàng liên quan đến việc những người tiêu dùng  có tiếp tục quay lại với sản phẩm của bạn hay không. Nó phụ thuộc vào việc sản phẩm của bạn có giá thấp hơn đối thủ không, chất lượng tốt không, chiết khấu ít hay nhiều.

Phân biệt Brand Loyalty và Customer Loyalty

Họ sẽ sử dụng sản phẩm của người khác nếu thấy sản phẩm bạn tăng giá hoặc không có ưu đãi cho họ hàng tháng và nhiều vấn đề khác nữa.  Mở rộng hơn về Loyalty là gì ta thấy rõ, ngược lại, người tiêu dùng trung thành với thương hiệu thì họ không bị chi phối bởi bất kỳ điều gì. Họ tin rằng bạn sẽ cung cấp dịch vụ tốt hơn, chất lượng cao hơn bất kỳ ai cho dù giá sản phẩm cao hay lý do tài chính khác. Họ sẽ sẵn sàng chi tiền để dùng thử các sản phẩm cao cấp khác của cùng một thương hiệu.

Như vậy, ngoài khái niệm loyalty là gì như đã nói tóm tắt ở trên, thì chúng ta cần hiểu rõ thêm hai khái niệm này để điều chỉnh chiến lược marketing cụ thể hơn. 

Xem thêm: KOLs là gì? Làm sao để trở thành một KOLs thành công?

Loyalty Marketing là gì?

Ở phần trên bạn đọc đã được biết về định nghĩa Loyalty là gì? Phần tiếp theo này MarketingAI sẽ giới thiệu cho bạn đọc chi tiết về Loyalty Marketing. Khái niệm Loyalty Marketing được hiểu là chiến dịch xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Vì suy cho cùng, mục tiêu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng hướng đến là tìm kiếm và giữ chân tập khách hàng trung thành nhất. Khách hàng được xem là nguồn sống của doanh nghiệp, giữ cho mình lượng khách hàng đông đảo, yêu quý và trung thành là nền tảng chính giúp doanh nghiệp phát triển.

Bên cạnh việc đẩy mạnh quảng cáo, thúc đẩy bán hàng để tìm kiếm khách hàng mới. Doanh nghiệp cũng cần tập trung vào những chương trình tri ân, khuyến mãi nhằm giữ chân khách hàng hay tạo ra những khách hàng trung thành nhất. Như vậy khái niệm Loyalty là gì bao hàm cả khái niệm Loyalty marketing.  Để xây dựng lòng trung thành của khách hàng, doanh nghiệp cần xây dựng theo quy trình gồm 2 bước sau đây:

  • Bước 1 – Tạo dựng ấn tượng tốt với các sản phẩm của mình. 
  • Bước 2 – Yếu tố tâm lý thực tế.

Loyalty trong Marketing là gì?

Tầm quan trọng của Loyalty Marketing trong doanh nghiệp

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm Loyalty Marketing và Loyalty là gì mọi người sẽ thường đặt ra cho mình câu hỏi “Nó có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?“. Loyalty Marketing không phải là một marketing campaign (chiến dịch quảng cáo). Mà thay vào đó, doanh nghiệp phải có tầm nhìn dài hạn dành cho khách hàng thân thiết của mình, thường xuyên cập nhật và có những chương trình hấp dẫn để giữ chân khách hàng.

Đồng thời tận dụng nguồn khách hàng trung thành sẽ giúp doanh nghiệp có những lời góp ý chân thành về những tính năng mới, sản phẩm mới. Khách hàng trung thành sẽ trở thành đại sứ tuyệt vời cho thương hiệu của bạn. Đó là lý do quảng cáo truyền miệng là một trong những kênh tiếp thị mạnh mẽ mà bạn cần vận dụng. Những chia sẻ về trải nghiệm của người tiêu dùng là kênh tiếp thị nhận được nhiều người quan tâm nhất, hoặc là làm lan tỏa thương hiệu của bạn.

Cũng có thể là con dao hai lưỡi sẽ giảm thiểu doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Họ yêu thích thương hiệu của bạn, họ nói về sản phẩm của bạn 1 cách hứng thú. “Hữu xạ tự nhiên hương” không tốn quá nhiều chi phí quảng cáo mà người dùng vẫn tìm đến. Đó là cách PR hay nhất mà ai cũng nên cần. Hai câu hỏi Loyalty Marketing là gì và Loyalty là gì đã được chúng tôi giải đáp cụ thể. Loyalty là gì nó bao quát lòng trung thành ở nhiều lĩnh vực trong đó có Loyalty marketing. 

Mức độ quan trọng của Loyalty Marketing đối với doanh nghiệp

Với Loyalty Marketing còn giúp doanh nghiệp xây dựng được tệp dữ liệu khách hàng lớn mà không tốn nhiều chi phí đầu tư hay phần mềm quản lý chăm sóc khách hàng. Đồng thời, không tốn chi phí nhân sự và thời gian quản lý cho gian hàng quà tặng; tiết kiệm được ngân sách trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu được Loyalty là gì để kế hoạch marketing phù hợp hơn. Chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ, dịch vụ chuyên nghiệp là những yếu tố giữ chân khách và giúp doanh nghiệp của bạn có thêm khách hàng mới. Hãy bán hàng với cái tâm của mình, nhất định sẽ thành công. Có thể thành công đến muộn nhưng sẽ lâu dài và ổn định. Vậy làm thế nào để thương hiệu của bạn có Loyalty Marketing hay chính là lòng trung thành của khách đạt điểm tối đa nhất. Làm sao để họ biết đến sản phẩm của bạn nhanh và nhiều nhất? Làm sao để khiến họ phải quay lại sản phẩm của bạn?

Hãy sử dụng ngay phần mềm chăm sóc và nuôi dưỡng khách hàng đa kênh Biglead. Với nhiều tính năng ưu việt, Biglead sẽ giúp các bạn tiết kiệm được tối đa chi phí và thời gian CSKH. Đồng thời đo lường được chiến dịch marketing có hiệu quả hay không để thay đổi. Có thể điểm qua những tính năng chuyên nghiệp của Biglead như: Nhắn tin tự động theo kịch bản sẵn, gửi emall hàng loạt tự động, CSKH qua nhận diện khuôn mặt, tạo mini game, nhắn tin thương hiệu để khách hàng luôn nhớ về mình,...

Ứng dụng phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh Biglead để thương hiệu có Loyalty Marketing

Và còn nhiều tính năng hữu ích khác đang chờ bạn khám phá. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để cùng trải nghiệm. Xem thêm rõ hơn về phần mềm này tại đây hoặc liên hệ hotline: 0982.442.109 nhé!

Nếu bạn thích bài này
Bài viết liên quan
5 Ứng dụng chat đa kênh mà doanh nghiệp không nên bỏ qua
5 Ứng dụng chat đa kênh mà doanh nghiệp không nên bỏ qua

Ứng dụng chat đa sàn là giải pháp giúp doanh nghiệp quản lý tin nhắn và chăm sóc khách hàng hiệu quả. Vậy bạn đã biết những app chat đa sàn nào trên thị trường hiện nay?

Xem thêm
Phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh cho doanh nghiệp và chủ shop
Phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh cho doanh nghiệp và chủ shop

Giải pháp chăm sóc nuôi dưỡng tương tác với khách hàng đa kênh. Social messaging CRM - Phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh, quản lý và chát với khách hàng tập trung một chỗ.

Xem thêm
Gửi câu hỏi
Bạn đang gặp vấn đề gì trong kinh doanh?
Hãy gửi câu hỏi