Hãy hỏi tôi về Biglead

Tham khảo 7+ mẫu kịch bản Email cực hay mới nhất năm 2022

Tham khảo 7+ mẫu kịch bản Email cực hay mới nhất năm 2022
Admin
24-02-2024
Mục lục

Doanh nghiệp gửi email vì rất nhiều mục đích khác nhau, có thể là chăm sóc khách hàng, chốt sale hay báo giá sản phẩm,...Mỗi mục đích đều có kịch bản riêng biệt, đòi hỏi các đơn vị cần có cho mình thư viện nội dung “khổng lồ” nhằm gửi mail phù hợp với các tệp khách hàng.

Nếu bạn đang bí ý tưởng xây dựng mẫu kịch bản Email ấn tượng thì hãy tham khảo ngay những thông tin chúng tôi đề cập dưới đây nhé.

Mẫu kịch bản Email là gì?

Mẫu kịch bản Email được hiểu đơn giản là các nội dung được soạn thảo nhằm mục đích chăm sóc khách hàng, tư vấn, chốt sale hay báo giá sản phẩm,...Điểm đặc biệt ở chỗ, những nội dung được đề cập sẽ được xây dựng dựa theo góc nhìn của khách hàng.

Marketers cần đặt mình vào vị trí của người mua để thiết kế kịch bản Email hiệu quả. Nếu những Email được gửi đi đánh trúng vào tâm lý khách hàng thì khả năng cao doanh nghiệp sẽ thu về nhiều lợi ích, nhất là tỷ lệ chuyển đổi tăng mạnh đó nhé.

Mẫu kịch bản Email Marketing là gì?

Quy trình xây dựng kịch bản bằng Email như thế nào?

Tùy vào mục đích của chiến dịch Email Marketing của doanh nghiệp mà mỗi Email sẽ có quy trình xây dựng kịch bản khác nhau.

Ví dụ:

  • Email giới thiệu công ty:

Đối với Email giới thiệu công ty, doanh nghiệp cần lưu ý rằng đây không phải là 1 email duy nhất mà sẽ là một chuỗi email. Chúng sẽ giống như một kịch bản email nuôi dưỡng ngắn  về việc giới thiệu công ty vậy.

Do đó, yêu cầu bắt buộc đối với những email này đó là: Logo công ty, lời chào hỏi và lời chào tạm biệt trong mỗi email.

  • Email chào mừng khách hàng:

Với các Email chào mừng khách hàng đến với doanh nghiệp, Marketers có thể xây dựng kịch bản với một số nội dung chính như sau:

  • Giới thiệu sơ lược về công ty.
  • Giới thiệu qua về các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp hiện có và sẽ nhắc đến trong các email tiếp theo.
  • Nhắc nhở khách hàng có thể hủy nhận thư nếu không muốn đọc được nội dung của những email sắp tới.
  • Gửi URL website của công ty hoặc thông tin liên hệ để khách hàng có thể tìm hiểu chi tiết.

Qua các ví dụ ở trên, Marketer cũng thấy được quy trình xây dựng kịch bản sẽ không giống nhau. Vì vậy, để đánh trúng tâm lý khách hàng và có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất, Marketers cần xây dựng đa dạng kịch bản với từng đối tượng khách hàng.

Mỗi email hướng đến đối tượng khách hàng khác nhau sẽ có kịch bản không đồng nhất

Nếu bạn chưa biết bắt đầu như thế nào thì hãy tham khảo ngay 7+ mẫu kịch bản CSKH bằng Email mà chúng tôi chuẩn bị ở phần tiếp theo nhé.

Học ngay 7+ mẫu kịch bản Email hay nhất năm 2022

Để thực hiện chiến dịch Email Marketing hiệu quả thì trước hết các Marketers cần phác thảo nội dung kịch bản. Chỉ có như vậy, chiến dịch của doanh nghiệp mới có thể thực hiện thành công và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi một cách tốt nhất.

Và dưới đây sẽ là 7+ mẫu kịch bản chăm sóc khách hàng Email hay nhất trong năm 2022:

Kịch bản Email thẳng thắn, đi vào đúng trọng tâm

Đây là kịch bản Email đơn giản, đi thẳng vào trọng tâm và không gây tốn quá nhiều thời gian của khách hàng. Thông thường, khi khách hàng nhận được email này, họ sẽ biết rõ mục đích gửi email là gì và sẽ không có hứng thú mở ra để đọc nữa. 

Gợi ý kịch bản Email “thâu tóm” khách hàng nhanh chóng

Dù vậy, Marketer vẫn có thể tham khảo nội dung có trong kịch bản để có thể khai thác sâu hơn và chỉnh sửa sao cho phù hợp với tệp khách hàng của doanh nghiệp.

Kịch bản như sau:

Xin chào [Tên khách hàng]!

Tôi là [Tên bạn] đến từ công ty [Tên doanh nghiệp].

Mục đích tôi gửi email này đến bạn là vì [Nêu rõ lý do, không trình bày dài dòng]. Đây là một sản phẩm/dịch vụ [mô tả lợi ích chúng có thể đem lại cho khách hàng].

Tôi hy vọng có thể nhận được thư phản hồi của bạn.

Trân trọng,

[Tên bạn].

Kịch bản Email giới thiệu

Trong trường hợp doanh nghiệp muốn giới thiệu các sản phẩm/dịch vụ mới đến khách hàng thì có thể sử dụng mẫu kịch bản sau:

Chào bạn!

Tôi là [Tên của bạn] đến từ công ty [Tên doanh nghiệp]. 

Dạo gần đây, công ty tôi đã cho ra mắt sản phẩm/dịch vụ có thể giúp bạn giải quyết triệt để mọi vấn đề mà bạn đang gặp phải. [Giới thiệu sản phẩm, mô tả lợi ích]. (Lưu ý: Có thể chèn thêm hình ảnh minh họa hoặc video để gây ấn tượng với khách hàng).

Công ty của chúng tôi đã hoạt động trên thị trường nhiều năm và là đối tác của nhiều thương hiệu lớn hiện nay. Các sản phẩm/dịch vụ của công ty luôn nhận được đánh giá cao từ phía người dùng.

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng sản phẩm, hãy phản hồi lại email này hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn kỹ càng nhé.

Chúc bạn một ngày tốt lành!

[Tên của bạn].

Kịch bản Email nhắc nhở

Xây dựng nội dung cho trường hợp khách hàng không phản hồi lại email của doanh nghiệp không hề khó khăn chút nào. Bạn hãy coi đó là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng, không nên đặt nặng vấn đề mua hàng. 

Hãy cho khách hàng biết thêm nhiều thông tin giá trị hoặc cung cấp mã voucher, khả năng cao sau khi đọc, họ sẽ đồng ý tư vấn qua điện thoại hoặc yêu cầu tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn.

Mẫu kịch bản gợi nhớ cho khách hàng bằng Email

Kịch bản mà bạn có thể áp dụng như sau:

Chào [Tên khách hàng], đã lâu rồi chúng tôi chưa thấy bạn!

Chợt nhận ra rằng trong khoảng thời gian gần đây chúng ta có một chút xa cách. [Tên sản phẩm] đã ở trong giỏ hàng được XX [Số lượng] ngày rồi đó.

[Nhắc lại thông tin, tính năng của sản phẩm và đưa ra các sản phẩm tương tự]

Ngay trong hôm nay, nếu bạn cập nhật thông tin thanh toán sẽ nhận được ưu đãi bất ngờ từ công ty. Đừng bỏ lỡ cơ hội này nhé.

Hy vọng chúng ta có thể đồng hành cùng nhau trong chặng đường sắp tới.

Thân gửi,

[Tên của bạn/Tên thương hiệu].

Kịch bản phản hồi Email khi khách hàng phàn nàn

Xây dựng nội dung phản hồi trong trường hợp khách hàng phàn nàn là một điều rất khó. Bởi Marketer phải thật khéo léo để vừa làm hài lòng khách hàng, vừa giữ được mức độ uy tín của doanh nghiệp. Và đặc biệt phải luôn ghi nhớ 3 điều đó là: Tôn trọng, thấu hiểu và lắng nghe khách hàng.

Sau đây sẽ là mẫu kịch bản mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

Kính gửi [Tên khách hàng]!

Chúng tôi rất xin lỗi vì trải nghiệm mua hàng không tốt của bạn. Với tư cách là ban lãnh đạo của công ty, chúng tôi nhận toàn bộ trách nhiệm về sự thiếu xót lần này. Mọi ý kiến đóng góp của bạn sẽ được ghi nhận và trở thành một bài học quý giá đối với toàn thể nhân viên trong công ty. 

Chúng tôi cam kết sẽ nỗ lực hết mình để mang lại các sản phẩm hữu ích cho cộng đồng. Đồng thời, tạo ra trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng trong quá trình tư vấn, lựa chọn sản phẩm.

Một lần nữa, chúng tôi thành thật xin lỗi vì đã khiến bạn phiền lòng trong thời gian qua. Hy vọng, quý khách có thể cảm thông cho sự việc lần này và đồng hành cùng nhau trong thời gian tới.

Mọi thông tin phản ánh xin hãy liên hệ đến SĐT…..hoặc địa chỉ email:.......để được hỗ trợ nhanh chóng.

Xin chân thành cảm ơn và chúc quý khách luôn gặp mọi điều tốt đẹp.

Kịch bản cảm ơn khách hàng đã mua sản phẩm

Kính gửi [Tên khách hàng]!

Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn sản phẩm [Tên sản phẩm khách hàng mua] của chúng tôi.

Sự hài lòng của bạn sẽ là động lực giúp chúng tôi phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để đạt được kỳ vọng của bạn trong những lần mua hàng sau. 

Cảm ơn đã trao cho chúng tôi cơ hội được phục vụ bạn. Hy vọng bạn sẽ luôn là người bạn đồng hành của chúng tôi trong chặng đường dài. 

Trân trọng cảm ơn quý khách!

Kịch bản chăm sóc khách hàng cũ bằng Email

Mẫu kịch bản chăm sóc khách hàng cũ là điều vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay. Bởi khách hàng cũ chính là yếu tố giúp thúc đẩy doanh số và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng đến cho doanh nghiệp.

Mẫu kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng

Vì vậy, chuẩn bị đa dạng nội dung chăm sóc khách hàng cũ bằng Email cực kỳ cần thiết. Bạn có thể tham khảo nội dung sau đây để lên ý tưởng cho kịch bản của mình:

Xin chào [Tên khách hàng]!

Cảm ơn bạn đã mua sắm tại [Tên doanh nghiệp]

Chúng tôi đã, đang và sẽ luôn cố gắng hết mình để nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ sao cho bạn có được trải nghiệm tốt nhất. Hãy giúp chúng tôi hoàn thiện hơn bằng cách để lại những chia sẻ, đánh giá về sản phẩm mà bạn đã mua vừa rồi.

Đây sẽ là thông tin hữu ích đối với chúng tôi. Bạn hãy đưa ra những lời nhận xét chân thực nhất, kể cả những lời tiêu cực. [Tên doanh nghiệp] sẽ lắng nghe và khắc phục vấn đề nhanh chóng nhất.

Cảm ơn bạn! Chúc mọi điều tốt lành sẽ đến với bạn.

Kịch bản gửi mail cho khách hàng lỡ hẹn

Sau khi soạn thảo mail gửi cho khách hàng tiềm năng và bạn đã thành công thiết lập được cuộc hẹn với khách hàng nhưng lại chẳng có ai xuất hiện. Lúc này, việc bạn cần làm đầu tiên là bình tĩnh, gửi mail đến cho khách hàng để hiểu rõ nguyên nhân tại sao họ lại không xuất hiện.

Sau đây sẽ là mẫu kịch bản Email gửi cho khách hàng lỡ hẹn mà bạn có thể áp dụng:

Xin chào [Tên khách hàng]!

Có vẻ như bạn đã bỏ lỡ cuộc hẹn của chúng ta trong ngày hôm nay.

Chúng tôi sẽ gửi lại thời gian và sắp xếp cuộc gặp gỡ. Hoặc bạn có thể chủ động liên lạc để lên lịch vào các khoảng thời gian rảnh rỗi.

Hy vọng rằng chúng ta có thể gặp nhau trực tiếp trao đổi về sản phẩm/dịch vụ.

Chúc bạn có một ngày làm việc hiệu quả. 

Trân trọng,

[Tên người gửi].

Triển khai các mẫu kịch bản Email với giải pháp Biglead

Với các mẫu kịch bản gửi Email chúng tôi chuẩn bị ở trên, các bạn có thể chăm sóc khách hàng hiệu quả và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi thành công. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu như doanh nghiệp cần phải gửi Email liên tục và cùng lúc cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau?

Chắc hẳn sẽ có rất nhiều Marketer bối rối không biết phải làm sao vì có hàng nghìn khách hàng, sẽ không thể nào thực hiện gửi mail thủ công được. Dù kịch bản của bạn chuẩn bị có hiệu quả đến mấy thì cũng khó thể nào giúp doanh nghiệp thu về nhiều lợi ích.

Phần mềm nào hỗ trợ triển khai kịch bản Email hiệu quả nhất?

Đó là lý do tại sao chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn giải pháp Biglead. Hiện nay, Biglead đang cung cấp tính năng Email Marketing Automation, cho phép doanh nghiệp gửi nhiều email có nội dung khác nhau đến lần lượt đối tượng khách hàng.

Bạn sẽ không phải thực hiện gửi email thủ công, tất cả mọi thao tác sẽ được tự động hóa và do phần mềm thực hiện. Vì vậy, những gì bạn cần làm đó là chuẩn bị kịch bản gửi Email thật hay và hiệu quả, việc còn lại hãy để Biglead lo.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến các mẫu kịch bản Email. Hy vọng rằng đây sẽ là những mẫu giúp ích cho các bạn trong quá trình lên ý tưởng xây dựng kịch bản. Và đừng quên, sử dụng giải pháp Biglead để triển khai kế hoạch Email Marketing hiệu quả hơn nhé.

Thu Trang - Biglead


 

Nếu bạn thích bài này
Bài viết liên quan
Tổng hợp các mẫu email marketing chuyên nghiệp và hiệu quả nhất
Tổng hợp các mẫu email marketing chuyên nghiệp và hiệu quả nhất

Để email marketing có hiệu quả, doanh nghiệp cần phải tìm kiếm và sử dụng những mẫu email marketing vừa đơn giản vừa chuyên nghiệp của Biglead...

Xem thêm
Biglead - Phần mềm email marketing tốt nhất không thể bỏ qua
Biglead - Phần mềm email marketing tốt nhất không thể bỏ qua

Hiện nay, có rất nhiều công cụ email marketing, nhưng làm sao để tìm được phần mềm email marketing tốt nhất, cùng Biglead đi tìm câu trả lời ngay dưới bài viết này.

Xem thêm
Email marketing là gì? Cách xây dựng một email marketing chuẩn chỉnh
Email marketing là gì? Cách xây dựng một email marketing chuẩn chỉnh

Để giúp bạn trong việc này, hãy tham khảo Biglead - phần mềm gửi email marketing tốt nhất hiện nay. Việc gửi email marketing không phải là dễ dàng, đặc biệt là nếu bạn không có sự hỗ trợ của một phần mềm giúp bạn quản lý danh sách khách hàng

Xem thêm
Gửi câu hỏi
Bạn đang gặp vấn đề gì trong kinh doanh?
Hãy gửi câu hỏi