Ứng dụng công nghệ VOIP trong kinh doanh

Ứng dụng công nghệ VOIP trong kinh doanh
Admin
21-02-2024
Mục lục

Ứng dụng công nghệ VOIP trong hoạt động như thế nào? Có giá trị gì mà được sử dụng phổ biến trong các phần mềm chat miễn phí như Zalo và Facebook? Cùng Biglead đào sâu hơn về các phần mềm được xây dựng trên nền tảng VOIP nhé!

Giới thiệu về VOIP 

VOIP là từ được viết tắt từ Voice Over Internet Protocol, đây được gọi là công nghệ truyền âm thanh trên mạng lưới Internet. VOIP còn được biết là phiên bản tân tiến hớn của hình thức chuyển âm thanh thông qua chuyển mạch kênh, thường xuất hiện trên các thiết bị điện thoại.

Để xây dựng VOIP, doanh nghiệp buộc phải có cơ sở hạ tầng về đóng chuyển mạch gói trên internet, tất nhiên chi phí để nghiên cứu cũng như tạo lập VOIP cho riêng mình vô cùng đắt đỏ. Đó là lý do chúng ta phần lớn thường sử dụng các nền tảng cung cấp VOIP miễn phí hoặc trả phí để được sử dụng các tính năng nâng cao hơn.

VOIP là từ được viết tắt từ Voice Over Internet Protocol

Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ VOIP như thế nào?

Để nâng cao hiệu suất hoạt động của kinh doanh, doanh nghiệp thường kết nối hệ thống quản lý thông tin dạng phần cứng (Điển hình như điện thoại hoặc các Adapter) hoặc dưới dạng phần mềm (Được gọi là softphone thường được tích hợp trên máy tính) với công nghệ VOIP với các mục đích như:

Liên lạc nội bộ miễn phí

Thay vì phải tốn tiền hàng tháng theo số giờ gọi cho các tổng đài thì VOIP sẽ hỗ trợ các thành viên trong công ty tự do gọi điện với nhau. Công nghệ này đặc biệt phù hợp cho các doanh nghiệp lớn có nhiều phòng ban.

Quản lý hệ thống viễn thông nội bộ

Không cần phụ thuộc vào nhà mạng, với VOIP doanh nghiệp có thể chủ động vận hành và quản trị hệ thống viễn thông của mình từ xa. Việc thiết lập lại hệ thống từ đầu mỗi khi có lỗi phát sinh cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều 

Không bị giới hạn khu vực sử dụng

Dường như chỉ cần điện thoại có kết nối với internet là bất kỳ ai cũng có thể sử dụng VOIP để gọi điện,....

Tiếp nhận nhiều liên hệ cùng một thời điểm

So với các phần mềm truyền thống, những phần mềm ứng dụng công nghệ VOIP cho phép bạn tiếp nhận đồng thời nhiều cuộc gọi trong cùng một thời điểm. Mang đến nhiều tiện ích cho hoạt động chăm sóc khách hàng của đội ngũ kinh doanh.

Cho phép tiếp nhận nhiều liên hệ cùng lúc

Hạn chế khi doanh nghiệp ứng dụng công nghệ VOIP 

Bên cạnh các ưu điểm vốn có, thì công nghệ VOIP vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế chưa thể giải quyết triệt để. Điển hình là bạn phải phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống điện và Internet, nói cách khác nếu không có điện hay wifi thì toàn bộ đường truyền đều bị ngắt.

Để hạn chế các tác động tiêu cực do khuyết điểm này gây nên, doanh nghiệp nên chủ động trang bị thêm hệ thống phát điện dự phòng, cũng như đường lưới truyền mạng dự phòng.

Hơn thế, vì hoạt động dựa trên nền tảng internet, nên sẽ có nhiều trường hợp bị tấn công an ninh mạng, doanh nghiệp phải sẵn sàng đề phòng các trường hợp bị hack dữ liệu và ăn trộm cước phí. 

Những hạn chế của VOIP bạn cần nắm rõ

Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ VOIP thường sử dụng các hình thức kết nối nào?

Để ứng dụng công nghệ VOIP thành công, doanh nghiệp phải kết nối VOIP với hệ thống quản lý viễn thông dưới dạng phần cứng và phần mềm. Các hình thức kết nối phổ biến nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay là:

VOIP kết nối cùng điện thoại Analog

Điện thoại là thiết bị trung gian được sử dụng nhiều nhất vì tính tiện dụng và thân thiện với hệ thống internet của nó. Để thành công kết nối VOIP với điện thoại thì tín hiệu cần phải qua thêm một tầng nữa, và tầng ấy được gọi là Adapter. Analog Telephone Adapter ATA là dạng cổng chuyển đổi được ứng dụng phổ biến.

VOIP kết nối cùng điện thoại IP 

Dạng điện thoại IP cho phép bạn kết nối trực tiếp với các phần mềm ứng dụng công nghệ VOIP mà không cần phải qua tầng chuyển đổi Adapter như điện thoại Analog. Việc cần làm chỉ là bạn sẽ gắm trực tiếp đường truyền vào cổng Ethernet.

Các hình thức kết nối phổ biến

VOIP kết nối với các thiết bị tự động chuyển từ Analog sang IP 

Trên thị trường có nhiều đơn vị cung ứng phần cứng có jack cắm vào cổng Ethernet để chuyển đổi thành dạng thiết bị di động có thể ứng dụng công nghệ VOIP. 

Đối với phần cứng, bạn cần một cổng truyền dưới dạng website để có thể dễ dàng theo dõi cuộc gọi, check hộp thoại,... Một số ứng dụng là ví dụ điển hình cho hình thức kết nối này có thể kể đến là: Skype, Jabber, Google Hangout hoặc Google Voice,...

Phần mềm hỗ trợ VOICE IP Call miễn phí - Biglead

Với những ứng dụng đặc biệt của công nghệ VOIP trong kinh doanh, chắc hẳn các bạn đang rất thắc mắc không biết sử dụng công nghệ này ở đâu. Và câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm đang ở ngay trước mắt bạn, đó chính là phần mềm Biglead.

Biglead là một phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh cung cấp cho các doanh nghiệp những giải pháp thiết thực như: Tổng đài IP/VOIP, Brand SMS, Messaging Flow Automation, Camera AI, Email Marketing Automation, Chatbot AI.

Chính vì vậy, ngoài việc được ứng dụng công nghệ VOIP trong quy trình bán hàng, doanh nghiệp còn được sử dụng thêm nhiều giải pháp độc đáo khác do Biglead cung cấp.

Hứa hẹn đó sẽ là những giải pháp giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình kinh doanh nhanh chóng và giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng đến từ nhiều nguồn kênh nhanh chóng.

Lời kết

Bạn vừa đọc qua bài viết ứng dụng công nghệ VOIP được chia sẻ bởi Biglead. Có thể lượng thông tin trên sẽ khó hiểu vì nhìn chung có nhiều thuật ngữ chuyên ngành mà bạn cần tìm hiểu. Do đó nếu có nhu cầu sử dụng hoặc cần tư vấn chi tiết hơn về VOIP bạn có thể liên hệ với Biglead thông qua hotline: 0982.442.109 để được tư vấn kỹ càng và chi tiết về vấn đề này nhé.

Thu Trang - Biglead

Nếu bạn thích bài này
Bài viết liên quan
Chia sẻ kinh nghiệm bán hàng online mỹ phẩm chốt nhiều đơn
Chia sẻ kinh nghiệm bán hàng online mỹ phẩm chốt nhiều đơn

Bán hàng online mỹ phẩm mặc dù đem lại lợi nhuận cao nhưng đây cũng là mặt hàng có mức độ cạnh tranh cực kỳ cao. Tham khảo ngay các kinh nghiệm bán hàng online mỹ phẩm chốt nhiều đơn tại đây nhé.

Xem thêm
Bí quyết kinh doanh trên mạng xã hội  hiệu quả nhất
Bí quyết kinh doanh trên mạng xã hội hiệu quả nhất

Bán hàng trên các trang mạng xã hội đang là xu hướng kinh doanh ở Việt Nam trong những năm gần đây. Nếu bạn muốn kinh doanh thành công trên các nền tảng MXH thì nhất định không được bỏ qua bài viết ngày hôm nay.

Xem thêm
Cần chuẩn bị những gì khi bán hàng online tại nhà?
Cần chuẩn bị những gì khi bán hàng online tại nhà?

Bán hàng online tại nhà được nhiều người lựa chọn hiện nay, đặc biệt là trong mùa dịch giúp mang lại thu nhập cao cho người kinh doanh Tuy nhiên không phải ai cũng có thể kinh doanh online hiệu quả tại nhà, thậm chí có người mất thời gian mà không bán được hàng, không có lãi

Xem thêm
Bình luận

Lãnh đạo một tổ chức là điều vô cùng bổ ích và không kém phần khiêm tốn. Tự tin và khiêm tốn. Mọi thành công đều xứng đáng.

- Hoang NV
May 28, 2021
REPLY
Gửi câu hỏi
Bạn đang gặp vấn đề gì trong kinh doanh?
Hãy gửi câu hỏi