7+ kênh tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả nhất năm 2022

7+ kênh tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả nhất năm 2022
Admin
22-02-2024
Mục lục

Trên thị trường hiện nay, khách hàng được chia thành nhiều phân khúc khác nhau. Mỗi doanh nghiệp sẽ có được tệp khách hàng phù hợp với sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp. Tuy nhiên, để tìm được tệp khách hàng đó, doanh nghiệp cần biết các kênh bán hàng nhằm xác định nguồn khách hàng phù hợp. Nếu bạn chưa biết đó là những kênh nào thì đừng bỏ qua 7+ kênh tìm kiếm khách hàng tiềm năng Biglead chia sẻ tại đây.

Thế nào là khách hàng tiềm năng?

Khách hàng tiềm năng được hiểu đơn giản là nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại hoặc tương lai. Không chỉ vậy, nhóm khách hàng này cũng có đủ điều kiện tài chính để chi trả cho sản phẩm/dịch vụ nhưng chưa đưa ra quyết định mua hàng.

Chính vì vậy, doanh nghiệp cần tiếp cận và thuyết phục khách hàng sao cho họ chi tiền để mua hàng.

Khách hàng tiềm năng là gì?

Phân biệt rõ khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu

Có rất nhiều người không thể phân biệt được khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu. Trên thực tế, 2 khái niệm này dù có một vài đặc điểm giống nhau nhưng không thể coi chúng là một.

Bởi khách hàng mục tiêu là nhóm khách hàng nằm trong thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đã hướng đến từ trước. Còn khách hàng tiềm năng là một nhóm nhỏ của khách hàng mục tiêu.

Có thể coi khách hàng tiềm năng là khách hàng mục tiêu nhưng khách hàng mục tiêu chưa chắc đã là khách hàng tiềm năng.

Tổng hợp 7+ kênh tìm kiếm khách hàng tiềm năng tốt nhất 2022

Khi đã hiểu rõ khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ có được kế hoạch tiếp cận khách hàng tốt nhất thông qua các kênh tìm kiếm sau đây:

Các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo, Line,...)

Với sự bùng nổ của các trang mạng xã hội hiện nay như: Facebook, Instagram, Zalo,...đã tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường.

Bên cạnh những lợi thế có sẵn từ các nền tảng mạng xã hội, doanh nghiệp cũng cần có kế hoạch tiếp cận sao cho thu hút khách hàng hiệu quả. Và để có được một kế hoạch tiếp cận tốt nhất, doanh nghiệp cần xác định rõ chân dung khách hàng tiềm năng. Đồng thời, thu thập thông tin về thói quen, hành vi của họ trên mạng xã hội.

Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể “len lỏi” vào Fanpage, Group - Nơi tập trung đông đảo lượng khách hàng tiềm năng để quảng cáo, tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Lưu ý: Nên quảng cáo, tiếp thị một cách khéo léo, không nên quá lộ liễu nhằm tránh trường hợp gây khó chịu cho khách hàng.

Các trang mạng xã hội chính là kênh tìm kiếm khách hàng tiềm năng tốt nhất

Email Marketing

Email là một trong những phương pháp tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả được áp dụng phổ biến bởi các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra khi doanh nghiệp sử dụng hình thức này đó là kiếm Email của khách hàng như thế nào?

Để có được Email của khách hàng, bạn có thể:

  • Mời khách hàng nhận đăng ký khuyến mãi.
  • Điền Email để nhận được những thông tin mới nhất từ doanh nghiệp.
  • Điền Email khi khách hàng truy cập vào website.
  • Khuyến khích khách hàng chia sẻ với bạn bè để có thêm nhiều khuyến mãi hơn.

Đa phần những khách hàng điền Email đều là những khách hàng có mức độ quan tâm lớn đến các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Chính vì vậy, bạn không nên bỏ lỡ những khách hàng này mà hãy nhanh chóng gửi đến họ những Email có Voucher giảm giá, tin tức thú vị hay mini game,...

Như vậy, có thể giữ chân khách hàng và thúc đẩy họ nhanh đến quá trình mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Google Adwords

Google Adwords là một công cụ giúp doanh nghiệp tiếp cận số lượng lớn khách hàng tiềm năng. Đồng thời, thúc đẩy doanh số nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn.

Bởi đây là hình thức giúp doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm/dịch vụ trên nền tảng Google khi khách hàng tìm kiếm từ khóa liên quan. Tuy nhiên, có điều bạn cần chú ý đó là để sử dụng Google Adwords, bạn cần phải chi trả một khoản phí cho mỗi lần hiển thị và click chuột của khách hàng.

Do đó, doanh nghiệp cần phải có chiến lược từ khóa thật hợp lý để tìm đúng đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Nếu không, bạn sẽ tốn rất nhiều chi phí cho Google Adwords đó nhé.

Sử dụng Google Adwords quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bằng cách hiển thị khi khách hàng tìm kiếm từ khóa

KOLs

KOLs hay còn được biết là Key Opinion Leaders - Người dẫn dắt ý tưởng, là một kênh tìm kiếm khách hàng tiềm năng cực kỳ hiệu quả được các doanh nghiệp chú trọng trong khoảng thời gian gần đây.

Với sự bùng nổ của mạng xã hội và các nền tảng giải trí, KOLs đã dần trở nên phổ biến và có được sự tin tưởng từ phía khách hàng. KOLs có số lượng Follow càng lớn thì việc quảng bá, PR sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp càng đạt được hiệu quả tốt hơn.

Thông thường, KOLs sẽ tập trung chủ yếu ở các nền tảng: Tiktok, Instagram, Youtube, Facebook. Ở mỗi kênh, họ sẽ có một lượng fan nhất định. Và lượng fan này chính là khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp đang hướng đến.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, doanh nghiệp sẽ cần phải chú ý đến một vài điều như sau:

  • Lựa chọn KOLs phù hợp với hình ảnh, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Chọn KOLs có ý tưởng xây dựng content hấp dẫn, thú vị để thu hút nhiều khách hàng.
  • Luôn chuẩn bị phương án dự phòng bởi KOLs có thể gặp phải scandal bất cứ lúc nào. Như vậy, có thể tránh được những trường hợp không hay có thể xảy ra nhất.

Telesale

Telesale là một kênh tìm kiếm khách hàng tiềm năng truyền thống nhưng sẽ không bao giờ lỗi thời nếu doanh nghiệp có được data khách hàng chất lượng cùng với kịch bản tiếp thị hiệu quả.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị nhiều kịch bản đề phòng cho những trường hợp khách hàng không có nhu cầu mua hàng hoặc đang bận. Với mỗi tình huống, nhân viên Telesale phải xử lý thật khéo léo để không làm mất lòng khách hàng hay khiến họ cảm thấy phiền phức khi nhận các cuộc gọi tiếp thị sản phẩm.

Chính vì vậy, trước khi triển khai chiến lược Telesale thì doanh nghiệp cần đào tạo thật kỹ đội ngũ Telesales và chuẩn bị thật nhiều kịch bản để có thể ứng phó với những tình huống xấu nhất khi trò chuyện với khách hàng.

Chiến lược SEO Website

SEO Website cũng là một kênh tìm kiếm khách hàng tiềm năng hữu hiệu cho các doanh nghiệp hiện nay. Các chiến dịch SEO cho phép khách hàng tìm đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thông qua từ khóa.

Điều đáng chú ý về chiến lược SEO Website đó là doanh nghiệp không cần phải trả bất kỳ chi phí nào cho việc khách hàng click vào link sản phẩm/dịch vụ. Thay vào đó, doanh nghiệp cần phải đầu tư thời gian, công sức và sự sáng tạo để có được content chất lượng, thu hút khách hàng. 

Đặc biệt, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thật kỹ từ khóa và lồng ghép vào bài sao cho phù hợp. Như vậy, những bài viết của doanh nghiệp sẽ có giá trị hơn. Từ đó, các từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp sẽ có được nhiều lượt tìm kiếm và có thể lên TOP trên trang tìm kiếm của Google.

Và đương nhiên, đây chính là phần thưởng tương xứng với công sức mà bạn đã bỏ ra cho chiến lược SEO Website.

Xây dựng chiến lược SEO Website nhằm có được sự chú ý từ khách hàng

Thông qua các Website khác

Bên cạnh các trang mạng xã hội, việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên các nền tảng khác cũng là một ý tưởng hay. Một vài Website hỗ trợ tìm kiếm khách hàng hiệu quả có thể kể đến như: Linkedin, Mailtester,....Trong đó, Linkedin chính là nền tảng mà doanh nghiệp có thể chú trọng vào.

Linkedin được biết đến là Website dành cho những người đi làm và doanh nghiệp. Do đó, data khách hàng ở Linkedin cực kỳ chất lượng. Không những thế, Website này còn cung cấp một vài công cụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng hữu hiệu cho doanh nghiệp. Nhờ đó mà các đơn vị kinh doanh có được tệp khách hàng uy tín, đáng tin cậy và có thể tăng trưởng doanh số nhanh chóng.

Hội thảo

Ngoài các kênh tìm kiếm khách hàng tiềm năng online, bạn cũng có thể lựa chọn hình thức tiếp thị sản phẩm tại các hội thảo, triển lãm liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà mình kinh doanh.

Tại đây thường sẽ xuất hiện khách hàng tiềm năng, có hứng thú với sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải nắm bắt thời cơ, có chiến lược thu hút khách hàng thích hợp để có được tỷ lệ chuyển đổi cao tại các buổi hội thảo.

Như vậy, bạn đã biết được các kênh tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả nhất trong năm 2022. Tuy nhiên, nên nhớ rằng có được các kênh tìm kiếm chưa phải là bước cuối cùng. Doanh nghiệp cần phải kết hợp các công cụ như phần mềm Biglead cùng với kênh bán hàng để xác định rõ tệp khách hàng của mình.

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về công cụ tìm kiếm khách hàng Biglead thì hãy nhấn tại đây.

Thu Trang - Biglead.

Nếu bạn thích bài này
Bài viết liên quan
Tăng doanh thu gấp bội với các loại phễu marketing đỉnh cao
Tăng doanh thu gấp bội với các loại phễu marketing đỉnh cao

Phễu Marketing là một công cụ giúp các Marketers thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Hiện đang có 6 loại phễu Marketing hiệu quả để bạn sử dụng.

Xem thêm
Phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh cho doanh nghiệp và chủ shop
Phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh cho doanh nghiệp và chủ shop

Giải pháp chăm sóc nuôi dưỡng tương tác với khách hàng đa kênh. Social messaging CRM - Phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh, quản lý và chát với khách hàng tập trung một chỗ.

Xem thêm
Thử nghiệm tính năng Affiliate Marketing trên Zalo Mini App
Thử nghiệm tính năng Affiliate Marketing trên Zalo Mini App

Tiếp thị liên kết thông qua Zalo Mini App là xu hướng mới hiện nay của các doanh nghiệp. Một số lợi ích từ tính năng này đó là: Mở rộng mạng lưới kinh doanh, tiết kiệm chi phí,..

Xem thêm
Bình luận

Lãnh đạo một tổ chức là điều vô cùng bổ ích và không kém phần khiêm tốn. Tự tin và khiêm tốn. Mọi thành công đều xứng đáng.

- Hoang NV
May 28, 2021
REPLY
Gửi câu hỏi
Bạn đang gặp vấn đề gì trong kinh doanh?
Hãy gửi câu hỏi