Zalo Business là gì? Hướng dẫn nâng cấp tài khoản Zalo trả phí mới nhất 2022

Zalo Business là gì? Hướng dẫn nâng cấp tài khoản Zalo trả phí mới nhất 2022
Admin
21-02-2024
Mục lục

Thay vì lựa chọn Facebook - Nơi “đất chật người đông” để kinh doanh online, thì hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp chuyển hướng và đi tìm cho mình một vùng đất tiềm năng mới. Và không đâu khác chính là nền tảng Zalo.

Nhận thấy nhu cầu sử dụng Zalo tăng cao, nền tảng này đã cho ra mắt nhiều tính năng, tài khoản phục vụ công việc kinh doanh trực tuyến. Trong số các sản phẩm mới được ra mắt thì Zalo Business Account chính là từ khóa được nhiều người dùng tìm kiếm. Nếu bạn chưa biết Zalo Business là gì thì hãy cùng chúng tôi tham khảo tại bài viết này nhé.

Tài khoản Zalo Business là gì?

Zalo Business (Zalo Business Account) là tài khoản Zalo được ra mắt vào ngày 20/06/2022 dành cho các cá nhân sử dụng cho mục đích đẩy mạnh thương hiệu và khai thác thương mại. 

Người dùng sẽ phải trả phí để sử dụng gói tính năng mà Zalo cung cấp. Tiếp đó, nền tảng này sẽ gắn mác “doanh nghiệp” vào tên người dùng khi đã hoàn thành thanh toán.

Lúc này, tài khoản cá nhân của người dùng sẽ được coi là một tài khoản doanh nghiệp, sử dụng với mục đích kinh doanh, liên lạc, chăm sóc khách hàng và tạo mức độ uy tín cho tài khoản.

Tài khoản Zalo Business là gì? (Nguồn ảnh: Ladipage)

Đây là một phiên bản tài khoản nâng cấp so với tài khoản Zalo thông thường. Chúng sẽ phù hợp với những đối tượng coi Zalo là công cụ tạo ra giá trị, doanh số và tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Có thể nói, đây là một bước tiến mới của Zalo. Bởi trước đây, Zalo chỉ tập trung chủ yếu vào Zalo OA cho doanh nghiệp. Với sự xuất hiện của tài khoản Zalo trả phí, các cá nhân cũng có thể hoạt động kinh doanh hiệu quả trên nền tảng với nhiều công cụ hỗ trợ tuyệt vời. 

Đảm bảo công việc kinh doanh của bạn sẽ cải thiện hơn rất nhiều lần trong quá trình sử dụng gói tài khoản trả phí Zalo Business đó.

Ưu, nhược điểm Zalo Business Account

Tài khoản trả phí Zalo Business sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội nhưng vẫn không thể là một công cụ hỗ trợ kinh doanh hoàn hảo. Vẫn còn một số nhược điểm khiến các cá nhân cân nhắc về việc nâng cấp và sử dụng.

Để đưa ra quyết định cuối cùng đúng đắn nhất, các bạn hãy tham khảo ưu, nhược điểm của Zalo Business Account sau đây:

Ưu điểm

Xét về ưu điểm, Zalo Business Account đã gây ấn tượng cực tốt với người dùng khi sở hữu các đặc điểm nổi trội như sau:

  • Tính chuyên nghiệp:

Khi nâng cấp lên tài khoản Zalo Business, cá nhân có thể sử dụng tài khoản được gắn mác doanh nghiệp nên sẽ thể hiện rõ ràng tính chuyên nghiệp và mức độ uy tín hơn.

Khách hàng khi nhận được tin nhắn từ tài khoản Zalo có gắn mác sẽ tin tưởng và tương tác nhiệt tình hơn.

  • Gửi nhiều sản phẩm cùng lúc:

Trước khi có tài khoản Zalo Business, bạn phải nhắn tin thủ công đến từng người, việc này tiêu tốn rất nhiều thời gian và sức lực. Nhưng hiện nay, bạn chỉ cần nâng cấp lên tài khoản trả phí là sẽ được hỗ trợ tính năng gửi kho sản phẩm của mình đến khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng, dễ dàng nhất.

Thậm chí, bạn còn có thể tạo ra một sân chơi riêng biệt cho các sản phẩm của mình dựa trên mong muốn của khách hàng. Quá trình tạo kho sẽ cực kỳ đơn giản, chỉ cần thực hiện một vài thao tác, bạn có thể tạo hàng loạt các sản phẩm gửi đến cho khách hàng.

Cho phép gửi nhiều sản phẩm cùng lúc

  • Tiết kiệm thời gian, tương tác khách hàng hiệu quả:

Với tài khoản Zalo thông thường, bạn phải tạo thông điệp để gửi đến tất cả các khách hàng hay các cửa hàng kinh doanh khác kèm theo hình ảnh. Nhưng giờ đây người dùng kinh doanh cá nhân có thể sử dụng tính năng nhắn tin nhóm để tiết kiệm chi phí và thời gian.

Các thương hiệu cá nhân có thể gửi thông điệp đến khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đảm bảo tài khoản Zalo kinh doanh của bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn khi được tích hợp thêm tính năng “kinh doanh”.

  • Tối ưu chi phí quảng cáo Zalo:

Trong khoảng thời gian trước, nền tảng Zalo chỉ tập trung chủ yếu chạy quảng cáo dành riêng cho Zalo OA (Zalo Ads).

Nhằm khắc phục được vấn đề này, trong tài khoản Zalo Business sẽ cung cấp nhiều tính năng hỗ trợ quảng cáo các danh mục sản phẩm của bạn đến với khách hàng tiềm năng.

Nhược điểm

Zalo Business Account vừa chỉ được ra mắt cách đây không lâu. Do đó, vẫn còn tồn tại một số nhược điểm khiến khách hàng cảm thấy chưa hài lòng, cụ thể như sau:

  • Thêm ngân sách bán hàng trên Zalo:

Đúng là tài khoản trả phí Zalo mang đến rất nhiều lợi ích cho cá nhân kinh doanh online. Nếu biết cách sử dụng hiệu quả, bạn sẽ thu về nhiều tiền hơn so với hình thức bán ban đầu.

Tuy nhiên, bạn cũng nên nghĩ đến 1 trường hợp đó là doanh số thu về thấp nhưng bạn vẫn phải trả phí để sử dụng tài khoản. Lúc này, lựa chọn duy nhất của người dùng đó là rời khỏi nền tảng Zalo để đi tìm cho mình “mảnh đất tiềm năng” khác.

  • Nói rõ mục đích sử dụng của người dùng Zalo:

Với tài khoản Zalo thông thường, người dùng sẽ kết bạn với mục đích nhắn tin, trò chuyện hoặc giao lưu. Tuy nhiên, khi đã nâng cấp lên tài khoản trả phí, tỷ lệ kết bạn sẽ giảm xuống đáng kể bởi người dùng biết rõ mục đích sử dụng Zalo của bạn là để bán hàng, kinh doanh.

Điều này ẩn chứa rất nhiều rủi ro đối với người kinh doanh sử dụng Zalo để kết bạn và giới thiệu sản phẩm.

  • Cắt giảm tính năng đang có trên tài khoản Zalo:

Với tài khoản trả phí, Zalo sẽ cắt giảm toàn bộ tính năng hiện có ở tài khoản Zalo thông thường để dựa chúng vào biên chế của tài khoản thương mại.

Các tính năng bị cắt giảm khi sử dụng tài khoản Zalo trả phí

Ví dụ: Ở tài khoản thường, người dùng được phép tự tạo mục Bio (Giới thiệu cá nhân), tạo username, danh bạ không giới hạn, lượt tìm kiếm không giới hạn. Tuy nhiên, ở phiên bản nâng cấp lần này, tính năng sẽ bị hạn chế.

Zalo Business Account khác gì so với tài khoản Zalo cá nhân?

Qua một số thông tin trên, bạn đã hiểu rõ Zalo Business là gì. Từ đó, có thể thấy rằng Zalo Business và Zalo cá nhân là 2 loại tài khoản khác nhau.

Đối với tài khoản trả phí kinh doanh Zalo Business, người dùng sẽ có cơ hội buôn bán tốt hơn với những tính năng được tích hợp trong gói. Tuy nhiên, người dùng cũng nên chú ý rằng hiện nay các tính năng vẫn đang trong quá trình thử nghiệm. Phải mất một khoảng thời gian nữa, Zalo mới có thể hoàn thiện và cập nhật để người sử dụng có thể kinh doanh hiệu quả.

Còn đối với tài khoản Zalo cá nhân, bạn chỉ có thể sử dụng tính năng nhắn tin, gọi điện, chia sẻ cảm xúc như các nền tảng mạng xã hội khác. 

Nếu muốn kinh doanh Zalo, bạn cần phải sử dụng gói Zalo Business trả phí để được hỗ trợ với nhiều công cụ đặc biệt và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Có nên nâng cấp lên Zalo trả phí không?

Những thông tin được tìm hiểu ở trên đã giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan nhất về tài khoản Zalo trả phí.

Về cơ bản, Zalo Business Account mang đến nhiều lợi ích cho người dùng nhờ vào những đặc điểm vô cùng nổi trội. Tuy nhiên, những nhược điểm mà chúng đang gặp phải chính là vấn đề lớn khiến khách hàng đưa ra nhiều ý kiến.

Các tính năng sẽ bị hạn chế rất nhiều khi người dùng nâng cấp liên phiên bản Zalo trả phí. Dù có nhiều công cụ hỗ trợ được bổ sung nhưng lại mất đi những tính năng cơ bản nhất.

Có nên nâng cấp tài khoản Zalo Business?

Do đó, người dùng cần cân nhắc thật kỹ trước khi nâng cấp lên tài khoản Zalo Business. Nếu bạn đang phân vân, chưa biết rõ câu trả lời của mình là gì thì có thể tham khảo cách nâng cấp tài khoản Zalo trả phí nhưng là với phiên bản dùng thử ở phần sau nhé.

Sau một khoảng thời gian trải nghiệm thử, nếu bạn thấy hài lòng thì có thể trả phí để tiếp tục sử dụng. Ngược lại, những tính năng của Zalo trả phí không đáp ứng được nhu cầu của bạn thì hãy chuyển sang nền tảng khác nhé.

Hướng dẫn cách nâng cấp tài khoản Zalo trả phí

Đăng ký Zalo Business Account cực kỳ đơn giản, dù bạn là một người không biết gì về công nghệ thì vẫn có thể làm được. Hãy thực hiện theo các bước hướng dẫn chúng tôi đề cập ở dưới đây:

  • Bước 1: Truy cập vào trang chủ Zalo Business Account. Nhấn chọn mục “Khám phá ngay” hiển thị ở giữa màn hình.

Chọn “Khám phá ngay”

  • Bước 2: Chọn gói phù hợp với nhu cầu. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Zalo mới chỉ cho phép dùng thử miễn phí gói PRO đến ngày 30/08/2022. Các gói còn lại sẽ sớm được ra mắt trên thị trường.
  • Bước 3: Nhấn chọn “Dùng thử miễn phí”.
  • Bước 4: Zalo sẽ gửi thông báo đến máy điện thoại của bạn. Lúc này, bạn cần tạo hồ sơ kinh doanh theo form Zalo cung cấp.
  • Bước 5: Lựa chọn lĩnh vực bạn đang hoạt động và điền thông tin kinh doanh.

Điền thông tin đầy đủ theo form

  • Bước 6: Nhấn chọn “Hoàn tất” và bạn đã nâng cấp Zalo Business có trả phí thành công.

Câu hỏi thường gặp

Gói dùng thử Zalo Business Account có giống gói thật không?

Zalo Business Account là tài khoản vừa được cho ra mắt trong khoảng thời gian gần đây. Để thu hút sự chú ý của khách hàng, Zalo đã có chương trình ưu đãi dùng thử miễn phí gói Business Pro. Người dùng sẽ được trải nghiệm những tính năng giống hệt gói Business Pro trả phí.

Dữ liệu có mất đi khi sử dụng Zalo Business hay không?

Dữ liệu của người dùng sau khi nâng cấp lên tài khoản Zalo trả phí sẽ không bị ảnh hưởng hay mất bất kỳ thông tin nào. 

Phiên bản nào hỗ trợ cập nhật Zalo Business Account?

Hiện nay, Zalo đang hỗ trợ các tính năng của gói Business trong các phiên bản mới nhất, bao gồm:

  • Zalo PC từ phiên bản 22.06.01 trở lên.
  • Zalo Mobile từ phiên bản 22.05.02 với Android và 22.06.01 với iOS.

Trong trường hợp khách hàng đang sử dụng phiên bản Zalo PC/Mobile cũ, hãy cập nhật để được trải nghiệm gói Business nhé.

Người dùng được phép đăng ký mua 1 gói tính năng cho nhiều tài khoản khác nhau không?

Hiện Zalo chưa có thông báo nào về việc hỗ trợ đa tài khoản. Người dùng có thể mua gói tính năng cho những tài khoản độc lập và giá của các gói sẽ là giá áp dụng cho 1 tài khoản.

Toàn bộ thông tin trên đây đã khép lại bài viết giới thiệu về tài khoản Zalo Business. Hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ Zalo Business là gì và có được câu trả lời về việc nên nâng cấp lên phiên bản trả phí hay không.

Thu Trang - Biglead
 

Nếu bạn thích bài này
Bài viết liên quan
Tăng doanh thu gấp bội với các loại phễu marketing đỉnh cao
Tăng doanh thu gấp bội với các loại phễu marketing đỉnh cao

Phễu Marketing là một công cụ giúp các Marketers thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Hiện đang có 6 loại phễu Marketing hiệu quả để bạn sử dụng.

Xem thêm
Phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh cho doanh nghiệp và chủ shop
Phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh cho doanh nghiệp và chủ shop

Giải pháp chăm sóc nuôi dưỡng tương tác với khách hàng đa kênh. Social messaging CRM - Phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh, quản lý và chát với khách hàng tập trung một chỗ.

Xem thêm
Thử nghiệm tính năng Affiliate Marketing trên Zalo Mini App
Thử nghiệm tính năng Affiliate Marketing trên Zalo Mini App

Tiếp thị liên kết thông qua Zalo Mini App là xu hướng mới hiện nay của các doanh nghiệp. Một số lợi ích từ tính năng này đó là: Mở rộng mạng lưới kinh doanh, tiết kiệm chi phí,..

Xem thêm
Bình luận

Lãnh đạo một tổ chức là điều vô cùng bổ ích và không kém phần khiêm tốn. Tự tin và khiêm tốn. Mọi thành công đều xứng đáng.

- Hoang NV
May 28, 2021
REPLY
Gửi câu hỏi
Bạn đang gặp vấn đề gì trong kinh doanh?
Hãy gửi câu hỏi