Hãy hỏi tôi về Biglead

Remarketing và Retargeting: Điểm khác biệt giữa 2 chiến lược?

Remarketing và Retargeting: Điểm khác biệt giữa 2 chiến lược?
Admin
09-03-2024
Mục lục

Với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay, việc thu hút các khách hàng đã từng tương tác với thương hiệu là điều vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp đã sử dụng tới các chiến lược Remarketing và Retargeting. Đây là 2 chiến lược khác nhau nhưng có rất nhiều người nhầm tưởng và quy chụp chúng là một.

Tùy vào từng hoàn cảnh mà doanh nghiệp cần lựa chọn và sử dụng chiến lược phù hợp. Và để giúp doanh nghiệp có thể phân biệt và sử dụng đúng cách, chúng tôi sẽ phân biệt Remarketing, Retargeting chi tiết tại đây.

Remarketing là gì?

Remarketing là một thuật ngữ được nhắc đến thường xuyên trong các chiến dịch quảng cáo hay chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ, bạn cần tham khảo các thông tin như sau:

Khái niệm về Remarketing

Remarketing hay còn được biết là Tiếp thị lại, là một phương pháp được sử dụng nhằm gợi ý, nhắc nhở các khách hàng đã từng tương tác với thương hiệu. Đặc biệt là đối với những khách hàng chưa hoàn tất các hành động mang tính chất quyết định như: Đặt hàng, thanh toán.

Phương pháp này cũng được sử dụng để thực hiện các chiến lược up-sell hoặc cross-sell với mục đích thúc đẩy doanh thu bán hàng từ các sản phẩm khác nhau.

Ngoài ra, Remarketing cũng được các doanh nghiệp áp dụng để tiếp thị, chăm sóc khách hàng ở từng giai đoạn khác nhau khi khách hàng sử dụng sản phẩm. Đồng thời, tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa để phù hợp hơn với từng hành vi của khách hàng khi truy cập website hoặc Landing Page của doanh nghiệp.

Tìm hiểu về khái niệm Remarketing

Ví dụ

Bạn đang có nhu cầu mua áo phông để mặc đi biển. Lúc này, bạn tìm kiếm các đơn vị bán áo trên Google và tìm được một website bán áo có mẫu khiến bạn ưng ý. Bạn thêm mẫu vào giỏ hàng và đi đến bước thanh toán.

Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, bạn lựa chọn rời khỏi trang và không hoàn tất thanh toán ở website.

Chỉ sau vài ngày hoặc vài giờ kể từ khi bạn rời khỏi website, bạn sẽ nhận được email thông báo của đơn vị bán áo nhắc nhở về việc sản phẩm mà bạn lựa chọn vẫn còn ở trong giỏ hàng và chưa được thanh toán.

Đơn vị có thể khéo léo hơn nữa bằng cách gửi đến các voucher giảm giá đến cho bạn. Và đương nhiên, không ai có thể cưỡng lại hành vi mua hàng khi có trong tay voucher. Điều này sẽ khiến bạn suy nghĩ lại và nhấn đặt hàng, thanh toán.

Khi đã có trong tay email của bạn, đơn vị sẽ thường xuyên gửi đến các chương trình khuyến mãi hoặc giới thiệu các sản phẩm hot. Từ đó, đơn vị sẽ có được khách hàng trung thành và cải thiện doanh thu hiệu quả.

Cách thức hoạt động

Cách thức hoạt động của chiến lược Remarketing vô cùng đơn giản, sẽ có 4 bước chính như sau:

  • Doanh nghiệp nhúng mã Remarketing vào website của mình (Website A)
  • Khách hàng truy cập website sẽ được gán ID và thông tin (Cookie) của khách hàng sẽ được lưu lại trong trình duyệt.
  • Khi khách hàng ra khỏi website và “lang thang” trên Internet. Tại thời điểm người dùng truy cập website khác (Website B) cho phép hiển thị quảng cáo thì Google sẽ dựa vào thông tin của người dùng để hiển thị quảng cáo phù hợp trên Website B.

Cách thức hoạt động của Remarketing

Retargeting là gì?

Sau khi đã hiểu rõ về Remarketing, tiếp theo các bạn sẽ cùng chúng tôi đi tìm hiểu về phương pháp Retargeting. Cụ thể như sau:

Khái niệm về Retargeting

Retargeting hay được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Nhắm mục tiêu lại, quảng cáo bám đuôi, quảng cáo theo đuôi,...Là một phương pháp tiếp cận khách hàng bằng cách đặt quảng cáo trả tiền hiển thị trên website của doanh nghiệp dựa theo hoạt động của một người dùng.

Quảng cáo nhắm mục tiêu sẽ hiển thị lại những quảng cáo đối với những đối tượng khách hàng đã truy cập website/Landing Page của doanh nghiệp. Những quảng cáo này chỉ hiển thị khi khách hàng đã rời khỏi website và đang lang thang trên Internet.

Retargeting là gì?

Các hình thức Retargeting

Hiện nay, có 2 loại Retargeting chính mà doanh nghiệp cần nắm rõ, bao gồm: On-site Retargeting và Off-site Retargeting.

Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, có thể phân rõ 2 hình thức chính của Retargeting thành các loại như sau:

  • Nhắm chọn lại dựa theo hành vi truy cập trang - Site Retargeting
  • Nhắm chọn lại động - Dynamic Retargeting
  • Nhắm chọn lại trên mạng xã hội - Social Media Retargeting
  • Nhắm chọn lại dựa theo hành vi tìm kiếm - Search Retargeting
  • Nhắm chọn lại dựa trên danh sách kết quả tìm kiếm - Retargeting list for search ads
  • Nhắm chọn lại theo thư điện tử & CRM - Email & CRM Retargeting

Cách thức hoạt động

Mỗi mạng quảng cáo sẽ gán ID cho người dùng mỗi khi truy cập. Bằng cách sử dụng các tập tin Cookies, mạng quảng cáo sẽ biết được và nắm rõ thói quen sử dụng Internet của người dùng.

Từ đó, phân tích hành vi, xác định các yếu tố và sở thích liên quan nhằm hiển thị quảng cáo phù hợp nhất đến cho người dùng.

Cách thức hoạt động của Retargeting

Điều đặc biệt về Retargeting đó là cho phép các nhà quảng cáo tiếp cận đúng mục tiêu, giúp tiết kiệm thời gian và công sức mà vẫn đảm bảo được mức độ hiệu quả. Marketers sẽ không phải quan tâm đến việc quảng cáo của mình được chạy ở đâu mà vẫn yên tâm quảng cáo sẽ chạy được đúng trước mắt nhóm khách hàng tiềm năng.

Mỗi lần người dùng nhìn thấy quảng cáo của doanh nghiệp sẽ là một lần gợi nhớ thương hiệu và giúp sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp lưu giữ trong tâm trí của khách hàng. 

Chính công nghệ đeo bám này sẽ giúp tỷ lệ CTR được nâng cao và giúp chuyển đổi từ nhận biết sang các hành động cao hơn. Kết quả, doanh nghiệp có được độ phủ thương hiệu rộng lớn và tăng chỉ số ROI hiệu quả.

Phân biệt Remarketing và Retargeting

Sau khi hiểu rõ Remarketing và Retargeting là gì, bạn có thể phân biệt rõ ràng 2 chiến lược này như sau:

Remarketing

Retargeting

  • Tập trung vào giỏ hàng, theo đuổi khách hàng cho đến khi có được sự chuyển đổi
  • Dùng dữ liệu First Party Data để triển khai chiến dịch
  • Tập trung phủ nhiều kênh quảng cáo nhất có thể với mục đích thu hút khách hàng truy cập website của doanh nghiệp
  • Giúp thương hiệu của doanh nghiệp luôn được ghi nhớ trong tâm trí của khách hàng
  • Dùng nhiều dữ liệu khác nhau, bên cạnh First Party Data còn có Second Party Data, Third Party Data,…

 

Remarketing và Retargeting cái nào hiệu quả hơn?

Remarketing và Retargeting đều mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích trong việc thu hút khách hàng tiềm năng và cải thiện doanh số. Không thể khẳng định được chiến lược nào hiệu quả hơn và giúp doanh nghiệp có được thành công.

Bởi còn tùy thuộc vào cách doanh nghiệp sử dụng chiến lược như thế nào. Nếu doanh nghiệp chỉ áp dụng lý thuyết thì khả năng cao sẽ gặp thất bại.

Để nâng cao hiệu quả của 2 chiến lược, doanh nghiệp sẽ cần đến các công cụ trợ giúp để vừa chăm sóc khách hàng hiệu quả, vừa gợi nhớ thương hiệu đến khách hàng. Nếu bạn muốn biết đó là công cụ nào và ở đâu cung cấp thì hãy tham khảo phần tiếp theo nhé.

Doanh nghiệp sử dụng Remarketing và Retargeting cần đến sự trợ giúp của phần mềm nào?

Doanh nghiệp khi sử dụng chiến lược Remarketing và Retargeting sẽ cần đến các công cụ của phần mềm Biglead. Để tiếp thị lại thành công, doanh nghiệp sẽ không thể nào thiếu được các giải pháp liên quan đến: Chatbot AI, Email Marketing Automation hay Messaging Flow Automation,...

Đây chính là những giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận lại khách hàng một cách hiệu quả và tự nhiên nhất. Không những thế, khi áp dụng các giải pháp này vào thực tiễn, doanh nghiệp không chỉ có được sự chú ý từ các đối tượng khách hàng từng tương tác mà còn tạo ra trải nghiệm chăm sóc khách hàng cao cấp và thân thiện.

Chính vì vậy, Biglead sẽ là một trợ thủ đắc lực mà doanh nghiệp không thể bỏ qua khi sử dụng chiến lược Remarketing và Retargeting.

Biglead là trợ thủ đắc lực cho doanh nghiệp khi áp dụng chiến lược Remarketing và Retargeting

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp các bạn phân biệt rõ ràng chiến lược Remarketing và Retargeting. Nếu bạn cần đến các công cụ hỗ trợ cho các chiến lược của mình thì hãy sử dụng ngay phần mềm Biglead nhé.

Thu Trang - Biglead
 

Nếu bạn thích bài này
Bài viết liên quan
5 Ứng dụng chat đa kênh mà doanh nghiệp không nên bỏ qua
5 Ứng dụng chat đa kênh mà doanh nghiệp không nên bỏ qua

Ứng dụng chat đa sàn là giải pháp giúp doanh nghiệp quản lý tin nhắn và chăm sóc khách hàng hiệu quả. Vậy bạn đã biết những app chat đa sàn nào trên thị trường hiện nay?

Xem thêm
Phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh cho doanh nghiệp và chủ shop
Phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh cho doanh nghiệp và chủ shop

Giải pháp chăm sóc nuôi dưỡng tương tác với khách hàng đa kênh. Social messaging CRM - Phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh, quản lý và chát với khách hàng tập trung một chỗ.

Xem thêm
Gửi câu hỏi
Bạn đang gặp vấn đề gì trong kinh doanh?
Hãy gửi câu hỏi